Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/10/2005 14:10 (GMT+7)

LC 93-1, LC 93-4 - Hai giống lúa cạn nhiều ưu điểm

LC 93-1 là giống lúa cạn ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng 115 – 125 ngày ở các tỉnh phía Bắc, 100 – 105 ngày ở các tỉnh phía Nam, ngắn hơn các giống lúa địa phương khoảng 40 ngày, thấp và cứng cây. Đây là giống lúa chịu thâm canh, chịu hạn, góc lá dòng đứng, dạng cây gọn, do vậy có khả năng tăng mật độ trên một diện tích và có thể gieo trồng trên đất dốc từ 20 độ trở xuống. Là giống có khả năng đẻ nhánh khá, chất lượng gạo tốt, hạt gạo trong, dẻo và thơm, tỷ lệ bạc bụng thấp, phù hợp với tập quán tiêu dùng của đồng bào dân tộc. Các giống lúa cạn cải tiến đều có khả năng chịu hạn khá, tương đương so với các giống lúa nương địa phương. Về khả năng chống chịu rầy nâu thì các giống lúa cạn cải tiến đều nhiễm rầy, nhưng vì phần lớn các giống lúa cạn được gieo trồng trên đất dốc và đất cao, nên không lo bị rầy phá hại. Với bệnh đạo ôn, trong 3 giống lúa cạn cải tiến, chỉ có giống LC 93-1 bị nhiễm nhẹ, còn 2 giống LC 93-4 và LC 93 – 2 kháng đạo ôn tương đối tốt. Cả 3 giống lúa cạn cải tiến đều kháng được bệnh bạc lá.

Khảo sát 2 giống lúa cạn cải tiến LC 93-1 và LC 93-4 tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) vào đầu tháng 10/2005, chúng tôi thấy các giống lúa này hoàn toàn phù hợp với vùng đất dốc, đặc biệt thích ứng với sinh thái vùng Tây Nguyên, mà năng suất lại tăng từ 1,8 – 2,5 lần so với các giống lúa địa phương. (Hè-Thu 2003 ở Đơn Dương đạt 65 tạ/ha; Hè-Thu 2004 ở Lạc Dương – Lâm Đồng đạt 70 tạ/ha). Theo ông Lý Văn Kiệt – Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương, huyện sẽ nhanh chóng đưa cây lúa có nhiều ưu điểm này thay thế cho giống lúa địa phương. Ông Kiệt cũng cho biết, đây là loại lúa cạn "xóa đói giảm nghèo" có hiệu quả.

Một ưu điểm nổi trội khác của các giống lúa cạn cải tiến LC 93-1, LC 93-4 là thích hợp với việc trồng xen vào các vườn cây cao su, cà phê, cây ăn quả trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Không chỉ tận dụng được đất đai, tăng lương thực, mà còn làm cho cỏ dại không phát triển, đỡ khâu chăm sóc giống cây chính. Vụ Hè-Thu 2005, Nông trường cao su 30/4 (ĐăkLăk) đã triển khai sản xuất hơn 100 ha lúa cạn cải tiến trồng xen, phát triển rất tốt.

Tuy nhiên qua cuộc khảo sát ở xã Tu Tra và huyện Đơn Dương, cũng như khảo sát việc trồng lúa cạn ở các tỉnh khác thuộc vùng Tây Nguyên thấy rằng chỉ có giống tốt là chưa đủ. Điều cốt lõi là phải thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu tại địa phương. Phải đưa quy trình vào SX và người dân phải thực hiện đúng quy trình. Nhiều nơi đã có tình trạng cán bộ khuyến nông đến, thì làm theo khuyến nông. Khuyến nông đi, lại làm theo cách của mình. Một thực tế nữa, bà con ở các vùng sâu, vùng xa, hầu hết là người dân tộc, vừa nghèo, vừa lạc hậu, dân trí thấp, có nơi đưa giống mới cho bà con, thì bà con ăn... cả giống.

Để giống mới phát huy được tác dụng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo sát sao đã đành, cũng cần có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan Trung ương.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam , 13/10/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.