Lần đầu tiên nghiên cứu thạch học hữu cơ sử dụng ánh sáng phản xạ cho các mẫu than, sét than
Nghiên cứu đã chỉ ra được thành phần vật chất hữu cơ (thành phần maceral) của than và sét than, sự thay đổi của thành phần maceral trong quá trình than hóa và mối liên quan giữa các thông số địa hóa, các chỉ số maceral với môi trường thành tạo than. Kết hợp phương pháp nghiên cứu thạch học hữu cơ với các phương pháp phân tích đá mẹ sinh dầu khí truyền thống, luận án đã đánh giá sự thay đổi môi trường thành tạo trầm tích trong lát cắt Miocen khu vực nghiên cứu một cách cụ thể hơn.
Luận án góp phần làm sáng tỏ thành phần, nguồn gốc vật liệu, môi trường thành tạo của than và sét than trong trầm tích Miocen vùng nghiên cứu. Đồng thời chỉ ra sự biến đổi của thành phần maceral trong than qua các giai đoạn biến chất của than. Góp phần chỉ ra rõ hơn về tiềm năng hữu cơ của than và sét than trong trầm tích Miocen. Luận án góp phần khẳng định vai trò sinh hydrocacbon của các đối tượng trầm tích lục địa chứa than và sét than khu vực nghiên cứu. Kết quả của luận án mở ra hướng mới ứng dụng nghiên cứu thạch học hữu cơ trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt Nam.