Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 16/07/2005 15:02 (GMT+7)

Làm mưa nhân tạo - Những chuyện chưa biết

Không gây độc hại


Thưa ông, nước mưa nhân tạo có gì khác với nước mưa tự nhiên?


Hoàn toàn không có gì khác biệt giữa nước mưa nhân tạo và nước mưa tự nhiên. Làm mưa nhân tạo hiểu một cách đơn giản là quá trình dùng một số chất tác động vào các đám mây có đủ yếu tố gây mưa (độ ổn định của dòng khí trong mây, trữ lượng nước trong mây, mật độ nhân kết tinh trong mây, v.v...) để bắt đầu quá trình mưa hoặc tăng cường quá trình mưa trong mây. Việc sử dụng các chất tác động trong quá trình tạo mưa trong mây như carbonic lỏng, nitơ lỏng đối với mây siêu lạnh (mây có nhiệt độ thấp hơn 0 độ C) hay muối bột đối với mây ấm (có nhiệt độ cao hơn 0 độ C), v.v..., không độc và ảnh hướng tới môi trường như nhiều người nhầm tưởng. Các chất này hoặc là bay hơi ngay trong quá trình rơi xuống đất hoặc là được dùng với hàm lượng rất nhỏ nên không gây tác động xấu tới sức khỏe con người hay môi trường.


Sau 15-30 phút sẽ có mưa nhân tạo


Theo ông sản xuất một trận mưa nhân tạo cần bao nhiêu thời gian?


Để làm được một trận mưa nhân tạo buộc phải trải qua một số công đoạn. Trước tiên, phải có hệ thống radar quan trắc mây, phân tích và dự báo sự phát triển của mây để xác định có nên tác động vào đám mây nhằm tăng lượng mưa trong đám mây đó hay không. Từ kết quả phân tích sự phát triển của đám mây, các nhà khoa học lựa chọn phương pháp tác động, địa điểm, liều lượng tác động. Khi tất cả các công đoạn đó hoàn tất, ngưòi ta mới cho phun các chất tác động. Sau 15-30 phút, tính từ lúc phun chất tác động vào mây, quá trình mưa sẽ diễn ra.


Diện tích và lượng mưa của một trận mưa nhân tạo lớn đến mức nào?


Đối với làm mưa nhân tạo, người ta thường tính hiệu suất tăng mưa trong quá trình làm mưa. Lượng mưa tăng bao nhiêu tuỳ vào điều kiện của đám mây và công nghệ tác động có thể là 20%, 30% hoặc 50%. Ví dụ, tại vùng hồ chứa Gutian, tỉnh Phúc Kiến, sau 12 năm tiến hành làm mưa nhân tạo (1975 -1986) lượng mưa tăng 24%.


Xài đồ cũ đỡ tốn


Chúng ta sử dụng phương tiện gì để phun các chất tác động vào mây?


Có rất nhiều phương tiện như trực thăng, máy bay, tên lửa, v.v... Nhưng với điều kiện ở Việt Nam , chúng ta có thể dùng máy bay. Ở các nước tiên tiến, khi sử dụng máy bay, người ta thường dùng máy bay đặc chủng làm mưa nhân tạo như King Air, LearJet (có chiều cao bay rất lớn tới 15,5 km và tốc độ bay đạt tới 860km/h) của Mỹ. Tuy nhiên, các loại máy bay này tương đối đắt tiền. Khả năng nhiều nhất của Việt Nam là sử dụng máy bay vận tải quân sự AN-26, M-28 (có chiều cao bay là 6km và tốc độ bay là 500km/h) của Nga vì các loại máy bay này rẻ, có sẵn. Hơn nữa, với loại máy bay vận tải quân sự, phi công của chúng ta có nhiều kinh nghiệm bay.


Giảng dạy về mưa nhân tạo chưa được triển khai


Kiến thức về mưa nhân tạo có được đưa vào hệ thống giáo dục ở Việt Nam chưa, nếu có là nơi nào, thưa ông?


Ngay cả đối với một số nước "thâm niên" sản xuất mưa nhân tạo cũng chưa có nhiều điều kiện để thực hiện giảng dạy. Công nghệ làm mưa nhân tạo rất phức tạp cần phải có thêm thời gian nghiên cứu và hoàn thiện trước khi đưa vào hệ thống giáo dục.


Riêng với Việt Nam , việc đưa công nghệ làm mưa nhân tạo vào giảng dạy lại càng khó khăn hơn vì nước ta chưa triển khai được nhiều nghiên cứu chuyên sâu về mưa nhân tạo. Hiện nay, mới chỉ có Khoa Khí tượng Thuỷ văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội giảng dạy vi vật lý xảy ra trong mây. Còn quá trình nghiên cứu mây, phân tích mây, tạo mưa trong mây, v.v... vẫn chưa được triển khai.


Xin chân thành cám ơn ông!

Một số quốc gia đã thực hiện làm mưa nhân tạo


Mỹ:Vào khoảng những năm 70 thế kỷ XX, chính quyền Liên bang Mỹ chi mỗi năm khoảng 19 triệu USD để làm mưa nhân tạo. Số tiền này liên tục bị cắt giảm và, đến nay, chỉ còn khoảng nửa triệu USD. Sự cắt giảm kinh phí này là do các nghiên cứu về mưa ở Mỹ không được tiến hành một cách bài bản nên hiệu quả mưa nhân tạo không cao. Tuy nhiên, trái ngược với sự đầu tư cho nghiên cứu, số lượng các công ty làm mưa nhân tạo lại tăng vọt.

Thái Lan:Bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm làm mưa nhân tạo từ nhưng năm 1960. Sau nhiều nỗ lực và đầu tư cùng với sự hợp tác của Tổ chức Phát triển Quốc tế (USAID - United State Agency for International Development), Thái Lan xây dựng được công nghệ làm mưa nhân tạo bằng cách sử dụng các hạt tích nước để tác động lên mây ấm. Theo nhiều chuyên gia, hiệu quả của công nghệ làm mưa nhân tạo này chưa được khẳng định.

Nam Phi:Là nước tiến hành làm mưa nhân tạo từ rất sớm. Tuy nhiên, hiệu quả chưa rõ ràng. Từ đầu năm 1990, Nam Phi tiến hành một loạt thí nghiệm về việc sử dụng các hạt tích nước để tác động lên mây ấm. Kết quả trung bình của 127 thí nghiệm cho thấy lượng mưa và thời gian mưa tăng đáng kể. Tổ chức Khí tượng Thế giới cho rằng các kết quả đạt được của Nam Phi đáng khích lệ và cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ làm mưa nhân tạo bằng cách tác động lên mây ấm.

Trung Quốc:Làm mưa nhân tạo từ 1958-1997 tại 18 tỉnh và khu tự trị. Các thực nghiệm tiến hành gây mưa bằng pháo cao xạ 37mm hoặc tên lửa (rocket) để đưa các tác nhân như cabornic lỏng, nitơ lỏng vào vùng mưa cần tác động, v.v...

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.