Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 25/07/2005 14:12 (GMT+7)

Ký tự @ ra đời như thế nào ?

Vào năm 1972, Rom Tomlinson đã gửi một bức thư điện tử đầu tiên, được gọi là e-mail, và đã dùng kí hiệu @ để xác định địa chỉ của người nhận. Tomlinson, bằng việc sử dụng một thiết bị điện báo 33 mẫu, đã nhận ra rằng cần phải sử dụng một kí hiệu mà nó không có trong tên của bất cứ ai và như thế sẽ không bị nhầm lẫn. Lựa chọn logic của Tomlinson là kí hiệu “at”, bởi vì nó vừa không xuất hiện trong bất cứ tên ai và vừa thể hiện cho từ “at” nên Tomlinson đã chọn dùng kí hiệu @.

Tuy nhiên trước khi nó trở thành kí tự chuẩn trên bàn phím (những năm 1980) và thành một chuẩn trên các bàn phím Qwerty(vào những năm 1940), thì @ vẫn còn chưa được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ngay từ khi nó ra đời thì cũng đã có rất nhiều tranh luận giữa các nhà ngôn ngữ học. Có ý kiến thi cho rằng kí hiệu @ bắt nguồn từ một từ Latin ad,nghĩa là at, tohay forward, các nhà sao chép cổ đã cố gắng làm đơn giản hoá việc viết bằng việc tạo ra một từ lắp ghép (là kết hợp của hai hay nhiều kí tự) bằng cách kết hợp hai kí tự datrong đó kí tự duốn cong quanh a.

Một số nhà ngôn ngữ học khác thì lại cho rằng @ là sự phát triển từ một cái có trước đấy, vào khoảng thế kỷ 18 khi nguời ta dùng @ trong thương mại để chỉ ra một đơn vị giá cả, ví dụ như trong “ 2 con gà @ 10 pence”. Trong khi các giả thuyết này càng ngày càng chỉ có tính chất suy đoán thì vào năm 2000 Giorgio Stabile, một giáo sư lịch sử khoa học của trường đại học La Sapienza của Ý, đã khám phá ra một số tài liệu gốc từ thế kỷ 14 chỉ ra rõ ràng rằng kí hiệu @ đã được dùng để chỉ đơn vị số lượng - amphoracó nghĩa là jar. Amphora là một đơn vị kích thước của các thùng đựng rượu, và theo Stabile thì @ dùng trong thương mại để làm bật lên ý nghĩa “ at the price of ”.


Trong khi tiếng Anh dùng @ để chỉ “at sign ” thì ở một số nước khác khi nói đến truyền e-mail trên mạng Internet. Người ta kết hợp nó với tên của loại thức ăn hay con vật… quen thuộc của họ. Ví dụ như:

·
    
Africaans - Ở miền nam Africathì dùng tên là aapstert, có nghĩa là “đuôi khỉ”.

·
    
Ả Rập: Kí tự @ không có trong các bàn phím Ả Rập, mà nó chỉ có trong các bàn phím Ả Rập-Anh. Theo tiếng Ả Rập thì @ được viết là fi , có nghĩa là “tại”.

·
  
Séc: Ở Cộng Hoà Séc, @ được gọi là zavinac, có nghĩa là “lườn cá trích - Rollmop”.

·
  
Đan Mạch: Thì @ gọi là alfa-tegn, có nghĩa là dấu anpha, hoặc Grsehale,có nghĩa là “đuôi lợn”.

·
  
Thái Lan: Ở Thái Lan thì @ lại được gọi là ai tua yiukyiu,có nghĩa là “kí tự uốn giống con sâu”.

·
  
Thổ Nhĩ Kỳ: @ được gọi là kulak, có nghĩa là “cái tai ”.

·
   Tây Ban Nha: Giống như Bồ Đào Nha, @ lại được gọi là arroba,có nghĩa như là “một đơn vị đo cân nặng”…


Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin nữa về @ thì có thể tham khảo thêm một trong các tài liệu như:

           A Brief History of @

           @ -- A Sign of the Times

           From Whence Comes The At Sign @ ?

           Who Put @ in Your E-Mail ?

           Where It’s At: Names for a Common Symbol

                                                               Nguồn: vnn.vn   16/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.