Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 05/01/2006 23:58 (GMT+7)

Kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên: QUỐC HỘI CỦA DÂN

Hôm nay nhìn lại ta thấy quả đúng là như vậy. Từ ngày ấy người dân cả nước được trực tiếp đi bỏ phiếu để chọn ra những người đại biểu cho mình trong cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội, điều mà cho đến hiện nay không phải nước nào cũng làm được. Ngày ấy đáp lại kiến nghị của đông đảo đại diện các tầng lớp nhân dân về việc “Yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì Cụ đã được toàn dân suy tôn làm Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”, Bác Hồ đã có thư trả lời ngay: “Tôi rất cảm động được đồng bào quá yêu mà đề nghị: tôi không phải ra ứng cử, đồng bào các nơi khắc cử tôi vào Quốc hội. Nhưng tôi là một công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định...”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người công dân số 1, đại biểu đầu tiên của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Ảnh: TTXVN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người công dân số 1, đại biểu đầu tiên của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Ảnh: TTXVN.

Trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, nước sôi lửa bỏng ,cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên cách đây 60 năm đã thành công tốt đẹp và người đạt tỷ lệ phiếu cao nhất (98,4%) chính là Hồ Chủ tịch.

Quốc hội lập quốc ra đời trong khói lửa của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Người đứng đầu Quốc hội không phải là một chiến sĩ cộng sản mà là một thân sĩ yêu nước - cụ Nguyễn Văn Tố. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho ý chí Đại đoàn kết mà Hồ Chủ tịch luôn coi là động lực chủ yếu cho sức mạnh của dân tộc. Cụ Tố đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ cách mạng khi bị sa vào tay địch vào tháng 10 năm 1947.

Ngày 3/3/1946, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam khai mạc kỳ họp thứ nhất, đặt nền móng cho chủ quyền dân tộc. Người cao tuổi nhất là cụ Ngô Tử Hạ, người trẻ tuổi nhất là hai thanh niên Nguyễn Đình Thi và Đào Thiện Thi. Trong số 333 đại biểu Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra đến nay chỉ còn sống mười mấy vị (các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Việt Thanh, Nguyễn Văn Trân, Lê Trọng Nghĩa, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Văn Phiếm, Đỗ Thu Tuấn, Vũ Thị Khôi, Vũ Duy Hiệu, Bùi Thị Diệm, Nguyễn Văn Huệ, Trần Tín, Ngô Thị Huệ, Nguyễn Trọng Yên, Đặng Văn Hỷ, Vũ Đình Hoè). Quốc hội cử ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến với 12 thành viên. Đúng 13 giờ 10 phút cùng ngày Hồ Chủ tịch tuyên bố: “Bây giờ Quốc hội tạm thời bế mạc để cho tất cả anh chị em chúng ta đem một không khí đoàn kết, một cái không khí kháng chiến, một cái không khí kiên quyết, một cái không khí nhất định thành công về các địa phương...”.

Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá I họp từ ngày 28/10/1946 và tiến hành việc lập Chính phủ mới. Hồ Chủ tịch phát biểu: “Lần này là lần thứ hai mà Quốc hội giao phó cho tôi phụ trách Chính phủ một lần nữa. Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống nhất thì bất kỳ Quốc hội uỷ cho tôi hay cho ai cũng phải gắng mà làm. Tôi xin nhận”. Tại kỳ họp này Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Hiến pháp 1946 đã đưa nhân dân ta từ thân phận của kẻ nô lệ trở thành những chủ nhân thực sự của đất nước. Hiến pháp quy định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Ngày 31/12/1959, các đại biểu Quốc hội khoá I thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1960 - Ảnh TTXVN.

Ngày 31/12/1959, các đại biểu Quốc hội khoá I thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1960 - Ảnh TTXVN.

Vì điều kiện chiến tranh chống thực dân Pháp và những khó khăn sau ngày hoà bình lập lại cho nên Quốc hội khoá I kéo dài suốt 14 năm liền. Ngày 8/5/1960, khai mạc Quốc hội khoá II (1960-1964)và tiếp đến ba kỳ - Quốc hội khoá III (1964-1971), Quốc hội khoá IV (1971-1975) và Quốc hội khoá V (1975-1976). Đó là những Quốc hội của thời kỳ nhân dân ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiếnlược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm nền tảng cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ngày 24/6/1976, khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VI (1976-1981) - Quốc hội thống nhất, gắn liền với sự ra đời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mở đầu cho quá trình đi lên của đất nước. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 1980 với mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất trong cả nước, bảo vệ chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

Tiếp theo là Quốc hội khoá VII (1981-1987) và Quốc hội khoá VIII (1987-1992). Đây là những khoá Quốc hội của thời kỳ Tiền đổi mới và Đổi mới. Quốc hội đã xác định phương hướng xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, thông qua Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kỳ Đổi mới.

Ngày 19/7/1992 nhân dân cả nước tham gia bầu cử Quốc hội khoá IX (1992-1997) - Quốc hội của thời kỳ Đổi mới toàn diện, phấn đấu đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ phát triển mới.

Quốc hội khoá X (1997-2002) là Quốc hội của thời kỳ đầu tiên đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuẩn bị cho đất nước bước vào thiên niên kỷ mới với một thế lực mới, vượt tầm vóc mới.

Quốc hội khoá XI (2002-2007) là Quốc hội đầu Thiên niên kỷ với trọng trách là thể chế hoá chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, từng bước đưa nước ta tiến lên sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới.

Trải qua 60 năm, Quốc hội nước ta ngày một trưởng thành. Hiện Quốc hội đã có 20% số đại biểu làm nhiệm vụ chuyên trách, có Hội đồng dân tộc và 7 Uỷ ban, cùng với 3 ban (Dân nguyện, Công tác lập pháp và Công tác đại biểu). Quốc hội ngày càng xứng đáng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực lập pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quốc hội ngày càng làm tốt hơn công tác giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Quốc hội đã thực thi quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội ngày càng gần với nhân dân thông qua việc thường xuyên tổ chức tiếp xúc định kỳ với cử tri, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri, giúp cử tri hiểu rõ hơn các bộ luật và các nghị quyết của Quốc hội. Chúng ta tự hào có một Quốc hội thực sự của dân, do dân và vì dân.
-----
* Đại biểu Quốc hội

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.