Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 09/11/2021 21:29 (GMT+7)

Kon Tum: Học sinh lớp 8 tự chế xe đạp thành xe đạp điện tự sạc

Hai em Phạm Văn Trọng và Lê Văn Hoàng, học sinh lớp 8 Trường TH và THCS xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã nghiên cứu để cải tiến xe đạp thành xe đạp điện tự sạc.

Lê Văn Hoàng và Phạm Văn Trọng trình bày ý tưởng của mình với Ban giám khảo

Em Lê Văn Hoàng cho biết: “Xuất phát từ suy nghĩ phải làm gì để giúp các bạn ở xa trường học có một phương tiện đi lại tiện lợi, chi phí thấp, tiết kiện năng lượng điện, giảm bớt tiêu hao sức khỏe khi phải đi đường xa, đường lên dốc, chúng em đã nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm cải tiến xe đạp thành xe đạp điện tự sạc”.

“Vận dung các kiến thức từ môn Vật lý, Công nghệ, đồng thời thông qua việc thực hiện đề án nâng cao và rèn luyện khả năng tự học, vận dụng lý thuyết vào thực hành cho học sinh và qua nghiên cứu tham khảo trên mạng Internet chúng em đã chế tạo ra sản phẩm này”, em Lê Văn Hoàng chia sẻ.

Để làm ra sản phẩm này, hai em Trọng và Hoàng đã tận dụng mô tơ đề của xe máy cũ quấn lại để giảm hao phí điện năng; dùng nhông đề lớn hàn cố định với vòng ngoài líp xe đạp để khi xuống dốc không sử dụng bộ truyền này thì mô tơ đề không hoạt động sẽ tăng tuổi thọ của mô tơ đề. Bên cạnh đó, dùng một nhông đề khác hàn cố định với cốt líp xe đạp để khi xe chuyển động thì nhông đề này luôn quay, kéo mô tơ phát điện sạc điện vào ắc quy. Đồng thời lắp bộ truyền động vào khung xe đạp được nối với bánh sau bằng một xích đề; nối các dây dẫn điện từ các thiết bị với nhau như: Khóa, tay ga, điều tốc, ắc quy, mô tơ phát điện.

Em Phạm Văn Trọng cho biết: “Trên khung xe đạp chúng em gắn động cơ điện một chiều, qua bộ giảm tốc bánh răng để giảm tốc động cơ điện, thông qua bộ truyền xích riêng để truyền lực cho bánh xe sau. Tốc độ chạy xe được điều khiển bằng tay vặn bên phải, tương tự như điều khiển ga trên xe gắn máy. Bảng mạch điều khiển được lắp ở trong hộp chứa ắc quy. Việc cải tiến này có ưu điểm là giá thành không cao (khoảng 650 ngàn đồng), lắp ráp đơn giản, có thể lắp cho hầu hết các xe đạp bình thường hiện có bán trên thị trường mà không cần phải cải tạo khung sườn. Xe có thể đi với vận tốc khoảng từ 10-12 km/h.”

Em Lê Văn Hoàng hào hứng tâm sự, sau sản phẩm này, chúng em còn ấp ủ nhiều dự định, sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm chuyên dụng như chế tạo xe ba bánh, bốn bánh cho người khuyết tật với chi phí thấp hơn so với sản phẩm trên thị trường”.

Thạc sĩ Lê Phi Hùng - Phó Trưởng khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Cao đẳng Cộng đồng, giám khảo Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ lần thứ 13 cho hay, sản phẩm cải tiến xe đạp thành xe đạp điện tự sạc của 2 em Trọng và Hoàng rất hưu ích, các em đã dùng mô pin để tạo ra nguồn điện cung cấp cho xe hoạt động; có thể tự sạc cho bình ắc quy khi xe khởi động, qua đó đã tiết kiệm được thời gian sạc bình ắc quy, giảm một phần chi phí tiền điện, góp phần bảo vệ môi trường.

Với tính ứng dụng cao và có thể nhân rộng trong thực tiễn, sản phẩm “Cải tiến xe đạp thành xe đạp điện tự sạc” của 2 em Phạm Văn Trọng và Lê Văn Hoàng được đã đạt giải Nhì tại Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ tỉnh Kon Tum lần thứ 13 năm 2020-2021, đồng thời được Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh chọn gửi tham gia Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ toàn quốc lần thứ 17 năm 2020-2021 tại Hà Nội.

Quang Mạnh

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.
Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.

Tin mới

Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…
Tìm giải pháp khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo
Làn sóng công nghệ mới đang tạo ra những tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là thách thức và cũng là cơ hội lớn để người trẻ có thể tiếp thu, ứng dụng, sáng tạo, đóng góp cho cộng đồng xã hội góp phần phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới...