Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 08/12/2020 16:42 (GMT+7)

Kiện toàn tổ chức bộ máy lãnh đạo chủ chốt Liên hiệp Hội

Chia sẻ với PV vusta.vn tại Hội thảo Đánh giá mô hình bộ máy của cán bộ lãnh đạo chủ chốt Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức, TS Hoàng Văn Kể - Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Hải Phòng cho biết, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội ở tỉnh, thành phố - tổ chức chính trị xã hội của giới trí thức khoa học thành phố Hải Phòng cần phải có và kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ, nhân viên cơ quan thường trực Liên hiệp Hội, trong đó có bộ máy cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ quan hội.

TS Hoàng Văn Kể - Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Hải Phòng

TS Kể cho biết thêm, căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Liên hiệp Hội đã được Đại hội Đại biểu Liên hiệp Hội nhiệm kỳ thông qua, được cơ quan có thẩm quyền của thành phố phê duyệt theo quy định của pháp luật; căn cứ mô hình tổ chức, bộ máy cơ quan thường trực Liên hiệp Hội các tỉnh, thành được Ban Bí thư Trung ương định hướng, Bộ Nội vụ và Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hướng dẫn, Liên hiệp Hội Hải Phòng cũng như Liên hiệp Hội nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã kiện toàn cơ quan thường trực Liên hiệp Hội địa phương theo mô hình phổ biến gồm: 02 ban chuyên môn và văn phòng là: Ban Khoa học - công nghệ và tư vấn phản biện; Ban Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hội viên; Văn phòng cơ quan thường trực Liên hiệp Hội.

Theo đó, để lãnh đạo Liên hiệp Hội và chỉ đạo công tác chuyên môn của cơ quan thường trực Liên hiệp Hội, mô hình bộ máy lãnh đạo chủ chốt được các tỉnh, thành phố, trong đó có Hải Phòng kiện toàn phổ biến như sau: 1 Chủ tịch và từ 3 ÷ 4 Phó Chủ tịch; trong đó lãnh đạo chủ chốt chuyên trách (làm việc tại cơ quan thường trực Liên hiệp Hội) từ 2 ÷ 3 người; kiêm nhiệm cũng từ 2 ÷ 3 người mô hình cụ thể sau:

Mô hình thứ nhất: Chủ tịch và 1 ÷ 2 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm; 2 ÷ 3 Phó Chủ tịch chuyên trách làm việc tại cơ quan thường trực.

Chủ tịch kiêm nhiệm thường được cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phân công, giao 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND, có nơi Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cũng có nơi lãnh đạo 01 ban, ngành nào đó kiêm nhiệm;

Phó Chủ tịch kiêm nhiệm ở các tỉnh, thành, trong đó có Hải Phòng thường do lãnh đạo (Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ) và 01 Phó ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy đảm nhiệm.

Theo mô hình này, cơ quan thường trực Liên hiệp Hội sẽ có từ 2 ÷ 3 Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký chuyên trách.

Mô hình thứ hai: Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký chuyên trách; 02 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm.

Theo mô hình này, Chủ tịch sẽ do cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố phân công từ nguồn cán bộ đương chức là lãnh đạo ban, ngành hoặc cán bộ lãnh đạo tỉnh, thành nghỉ hưu (là Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND) hoặc các nhà khoa học có uy tín, đủ tiêu chuẩn đảm nhiệm; các Phó Chủ tịch chuyên trách và Tổng Thư ký chuyên trách làm việc toàn thời gian tại cơ quan thường trực Liên hiệp Hội.

02 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm ở các tỉnh, thành trong đó có Hải Phòng phổ biến thường cơ cấu, được cấp ủy, chính quyền địa phương phân công như ở mô hình thứ nhất là lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ (Giám đốc hoặc Phó Giám đốc) và lãnh đạo Ban Tuyên giáo cấp ủy.

Ngoài ra, theo TS Kể thì còn có Mô hình theo tiêu chí đương chức và nghỉ hưu tức là áp vào mô hình phân theo tiêu chí chuyên trách và kiêm nhiệm thì: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch kiêm nhiệm thường là cán bộ còn đang đương chức; còn các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký chuyên trách có thể là đương chức và cả đã nghỉ hưu. Còn theo các tiêu chí này áp vào mô hình thứ 2, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký chuyên trách cũng sẽ có một số phương án kiện toàn phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Từ thực tiễn mô hình bộ máy lãnh đạo chủ chốt Liên hiệp Hội Hải Phòng và nghiên cứu theo dõi mô hình bộ máy lãnh đạo chủ chốt Liên hiệp Hội các tỉnh, thành trong các nhiệm kỳ vừa qua được kiện toàn, từ tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương, chúng tôi thấy các mô hình trên đều có cả điểm mạnh, tích cực nhưng đồng thời cũng có mặt hạn chế, khó khăn, TS Kể nhấn mạnh.

Đối với mô hình Chủ tịch và Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký là cán bộ đương chức, nếu Chủ tịch là lãnh đạo UBND, Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh sẽ có thuận lợi cơ bản là gắn kết chặt chẽ sự chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chính của địa phương với giao nhiệm vụ, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Liên hiệp Hội; tạo điều kiện thuận lợi hơn về kinh phí hoạt động, biên chế, tổ chức, bộ máy cũng như kết nối các mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế cho Liên hiệp Hội. Tuy nhiên mô hình này cũng có một số hạn chế, khó khăn, trong đó khó khăn nhất là không dành nhiều thời gian cho các công việc của Liên hiệp Hội.

Còn đối với mô hình Chủ tịch và một số Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký làm chuyên trách, có thể đương chức hoặc nghỉ hưu thì khó khăn, hạn chế lớn nhất của mô hình này chính là lợi thế ở mô hình kiêm nhiệm, nhưng bù lại sẽ có thuận lợi rất cơ bản là cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký đều dành toàn thời gian cho công việc của hội. Nếu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký được kiện toàn đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ban Bí thư Trung ương; Bộ Nội vụ, Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cũng như tiêu chuẩn cán bộ của cấp ủy, chính quyền địa phương quy định về sức khỏe, uy tín, trình độ và năng lực chuyên môn, khả năng tập hợp trí thức; kinh nghiệm công tác hội, hiệu quả công việc thực tế và nhiệt huyết với công tác hội chắc chắn Liên hiệp Hội và cơ quan thường trực Liên hiệp Hội sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sẽ khẳng định và nâng cao được vị thế của Liên hiệp Hội trong hệ thống chính trị tại địa phương.

Và để mô hình này hoạt động thực sự hiệu quả, theo TS Kể thì thứ nhất lãnh đạo chuyên trách chủ chốt Liên hiệp Hội gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định, có cơ cấu hợp lý (trình độ chuyên môn, học hàm, học vị về khoa học kỹ thuật, khoa học nhân văn…) quan trọng nhất là người đứng đầu -Chủ tịch Liên hiệp Hội .

Kiện toàn đồng bộ tổ chức, bộ máy cán bộ cơ quan thường trực Liên hiệp Hội đủ về số lượng; đảm bảo chất lượng và cơ cấu hợp lý theo mô hình định hướng của Ban Bí thư Trung ương Đảng; hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phổ biến là 02 ban chuyên môn và văn phòng Liên hiệp Hội phải có từ 9 ÷ 12 biên chế cùng một số cán bộ, nhân viên hợp đồng theo chế độ quy định.

Nhà nước và các tỉnh, thành có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc để đảm bảo, động viên về vật chất, tinh thần cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan thường trực Liên hiệp Hội, đồng thời thường xuyên quan tâm giao nhiệm vụ cho hệ thống Liên hiệp Hội ở địa phương.

Đề nghị Đảng và Nhà nước tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội theo hướng quan tâm và tạo thuận lợi hơn cho hoạt động, đóng góp của Hội vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Bài: HT

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.