Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 19/05/2015 20:55 (GMT+7)

Khoa học như là lẽ sống

Điều gây cho tôi ấn tượng đầu tiên khi được gặp ông, đó là phong thái hiền hòa, cách nói chuyện giao tiếp cởi mở, khuôn mặt và nụ cười phúc hậu, đức độ. Có lẽ chính vì ngày đêm trăn trở, lao tâm, khổ trí nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự phát triển nông nghiệp của Việt Nam mà mái tóc ông đã nhuốm màu thời gian, làn da sạm nắng khi nghiên cứu thực tế trên đồng ruộng.


kho1
PGS.TS LÊ HUY HÀM – Viện Trưởng Viện Di truyền Việt Nam

Qua tìm hiểu, được biết, ông đứng vai trò là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Từ năm 1983 đến năm 1989, ông là cán bộ nghiên cứu tại Viện khoa học, viện sinh thái Việt Nam. Đến giai đoạn năm 1992 đến năm 2006, ông chuyển qua công tác và làm Phó Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Trạm chuyển giao công nghệ sinh học, Chánh Văn phòng Công nghệ sinh học – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ năm 2007 đến nay, ông giữ chức Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam.

Viện Di truyền Nông nghiệp được thành lập năm 1984, là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, định hướng và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực di truyền và công nghệ sinh học nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Ngành.

Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ viện, dưới sự lãnh đạo của PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện đã xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực di truyền và công nghệ sinh học dài hạn phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời đẩy mạnh triển khai thực hiện nghiên cứu ứng dụng công nghệ AND tái tổ hợp và công nghệ Nano để phân tích genome thực vật. Ứng dụng phương pháp di truyền và công nghệ sinh học để đa dạng nguồn gen, tạo vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn, tạo giống cây trồng và vi sinh vật. Ngoài ra Viện còn phát triển và ứng dụng tin sinh học để xây dựng cơ sở dữ liệu hệ gen cây trồng và vi sinh vật: bản đồ gen, trình tự gen, chức năng gen, cây trồng biến đổi gen, sản phẩm biến đổi gen; và thực hiện nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, khuyến nông thuộc lĩnh vực di truyền và công nghệ sinh học.

Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Huy Hàm đã định hướng, mở rộng thực hiện hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phối hợp chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực di truyền và công nghệ sinh học nông nghiệp với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của Nhà nước. Thời gian qua, Viện đã phối hợp với các công ty, các địa phương trên cả nước nhằm chuyển giao công nghệ và phát triển sản xuất theo định hướng công nghiệp. Các giống lúa Khang Dân đột biến, đậu tương DT84, DT96,DT2008, mía ROC26, cam V2, bộ giống lúa chất lượng Japonica, bộ giống nấm ăn và giống dược liệu,… Việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ đã và đang giúp Viện xây dựng thương hiệu và tạo ra những giống cây trồng cho năng suất cao, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận lợi. Viện đã kết hợp phương pháp truyền thống, đột biến thực nghiệm và công nghệ sinh học đã tạo được 48 giống quốc gia, trong đó  có 22 giống lúa, 06 giống đậu tương, 01 giống rau, 07 giống hoa, 04 giống cây ăn quả, 03 giống nấm và 05 giống cây trồng khác. Song song đó Viện ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào xây dựng các quy trình nhân giống sạch bệnh, phục tráng, khai thác phát triển nguồn gene một số giống cây trồng quan trọng. Ứng dụng kỹ thuật chọn giống phân tử (MAS, MABC) trong chọn tạo giống kháng bệnh, nghiên cứu tạo giống cây trồng biến đổi gene kháng hạn (ZmNF-YB2, OsNACs, DREB2A,…), kháng sâu (cry1Ac), kháng thuốc diệt cỏ (CP4-EPSPS) vào lúa, ngô và đậu tương.

Về vấn đề tạo giống cây trồng và biến đổi gene an toàn, PGS. TS Lê Huy Hàm, cho biết  “Các bộ ngành ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện khung pháp lý về cây trồng và sản phẩm biến đổi gen. Để đến tay người sử dụng, các sản phẩm đã phải trải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, đánh giá khác nhau. Việc kiểm nghiệm quy tụ các cơ quan đầu ngành về công nghệ di truyền, bảo vệ thực vật, tác động môi trường, sinh thái, nông học, hệ quy chế tham gia… Không có chuyện dễ dàng đưa sản phẩm biến đổi gen không an toàn tới cho người dân sử dụng”.

Sự cố gắng, hăng say nghiên cứu không ngừng nghỉ, PGS.TS Lê Huy Hàm đóng góp nhiều công trình, dự án nghiên cứu khoa học hợp tác quốc tế, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ. Ông đã có 38 bài báo được công bố trên các Tạp chí và Hội nghị quốc tế; 107 bài báo trên các Tạp chí trong nước. Xuất bản 02 giáo trình và 02 sách tham khảo. Với những thành tích đã cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học nước nhà, Ông vinh dự nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ tài nguyên và Môi trường, Bằng Lao động Sáng tạo của tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, và nhiều Bằng khen, Giấy khen của Công đoàn Nông nghiệp và Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp Việt Nam.

Ngoài những thành công vang dội của cá nhân, PGS.TS Lê Huy Hàm cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ của Viện đã khơi thông dòng chảy để “con thuyền” Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam vươn khơi, vươn xa đạt được nhiều kết quả to lớn trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động và đời sống của nhân dân. Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được 01 giải thưởng quốc tế về đóng góp phát triển nông nghiệp Châu Á Thái Bình Dương năm 1995; được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì; Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 02 giải thưởng Hùng Vương; 10 Huy chương vàng; 05 giải thưởng Bông lúa vàng và 05 Cúp vàng tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế tại Cần Thơ; 05 giải thưởng khoa học công nghệ Vifotec; 11 Bằng Lao động Sáng tạo; Các bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời gian tới, nhằm mục tiêu phát triển hợp tác quốc tế theo hướng đi vào chiều sâu. PGS.TS Lê Huy Hàm cho biết “Viện đã đã có quan hệ hệ hợp tác chặt chẽ với các viện, trường ở các quốc gia trên thế giới có nền công nghệ khoa học tiên tiến như: Hoa Kỳ, Anh, pháp, Bỉ, Nhật, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Đan Mạch, Autralia, Belarus, Ukraine và các tổ chức quốc tế như IRRI, IAEA, FAO, CIAT, ICGEB,… Đồng thời Viện đã thành lập 03 phòng thí nghiệm liên kết đã đi vào hoạt động: Phòng thí nghiệm liên kết Việt – Pháp về Chức năng hệ gene Cây lúa và Công nghệ Sinh học Thực vật (LMI Rice), Phòng thí nghiệm liên kết Việt – Mỹ về hệ gene Thực vật và Công nghệ Sinh học (PGBL), Phòng thí nghiệm liên kết Việt Nam – CIAT (Trung tâm nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế) – RIKEN (Nhật Bản) về Chọn giống Phân tử sắn (ILCMB)”.

Bằng nhiệt huyết nghề nghiệp, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, với mong muốn đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào cải tiến và phát triển nông nghiệp, góp phần làm giàu cho quê hương đất nước. Có thể nói PGS.TS Lê Huy Hàm - Người sinh ra là để cống hiến và nâng tầm khoa học nước nhà, tạo đà cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…