Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/11/2014 21:17 (GMT+7)

Khoa học có thể cải tử hoàn sinh?

"Khi thân nhiệt của cơ thể bạn chỉ còn 10 độ C, não bộ không hoạt động, tim ngừng đập và không còn máu, mọi người đều cho rằng bạn đã chết. Nhưng chúng tôi có cách để đưa bạn quay trở về với sự sống",bác sĩ phẫu thuật Peter Rhee đến từ Đại học Arizona, Tucson (Mỹ) cho biết.

Bác sĩ Rhee không nói quá. Cùng với bác sĩ Samuel Tisherman, Đại học Maryland (Mỹ), ông đã chỉ ra rằng khoa học ngày nay có thể để giữ cho cơ thể "chết giả" trong nhiều giờ đồng hồ. Toàn bộ quy trình này cho đến nay mới chỉ được thử trên động vật. Đây là phương pháp y học hiện đại nhất từ trước đến nay, bao gồm việc rút toàn bộ máu ra khỏi cơ thể và giữ cơ thể ở nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt bình thường 20 độ C. Và sau khi các vết thương được chữa trị, máu được bơm trở lại vào cơ thể thông qua các tĩnh mạch, đồng thời cơ thể được làm ấm dần lên.

"Khi máu được bơm vào, cơ thể sẽ trở nên hồng hào gần như ngay lập tức. Tới 30 độ C, tim bắt đầu tự đập trở lại, nhịp đập ổn định và cơ thể tự ấm dần lên", bác sĩ Tisherman cho biết.

Điều ngạc nhiên là trong các thử nghiệm với động vật thì con vật ít thể hiện tác dụng phụ sau khi tỉnh dậy. Bác sĩ Tisherman cũng thông báo rằng các nhà khoa học đã sẵn sàng để thử nghiệm trên cơ thể con người. Những bệnh nhân đầu tiên sẽ là các đối tượng bị chấn thương nặng đến nỗi tim của họ ngừng đập. Điều này có nghĩa là, phương pháp này là hy vọng cuối cùng của họ.

Kênh truyền hình Mỹ CNN đặt tên cho phương pháp này là "đánh lừa tử thần", trong khi tờ New York Timesgọi đây là "giết người để cứu mạng".

Các chuyên gia hy vọng dự án này sẽ sớm được chính thức thông qua vào cuối năm nay.

Hành trình đưa con người từ cõi chết trở về của Tisherman đã bắt đầu tại trường y tế, nơi ông nhận được sự dẫn dắt của giáo sư Peter Safar. Vào thập niên 1960, Safar là người tiên phong cho phương pháp hô hấp nhân tạo (CPR). Hiện CPR là việc dùng hai tay tạo áp lực lên ngực để giúp tim đập trở lại. Công việc của Safar đã làm thay đổi nhận thức của con người về cái chết.

Bác sĩ Sam Parnia từ Đại học New York phát biểu: "Trước đây chúng ta thường nghĩ rằng khi đã chết thì không thể sống lại. Điều này đã từng đúng, nhưng từ khi phương pháp hô hấp nhân tạo ra đời, chúng ta bắt đầu hiểu rằng các tế bào trong cơ thể vẫn chưa hoàn toàn chết dù bệnh nhân đã qua đời nhiều tiếng trước. Và ngay cả khi đã trở thành một tử thi. Bạn vẫn có thể sổng lại".

Ranh giới mờ nhạt

Cuối tháng 12/2013, một báo cáo trên tạp chí nghiên cứu Resuscitation đã gây chấn động dư luận khi cho biết 50% các bác sỹ phẫu thuật đã chứng kiến "hiện tượng Lazarus", trong đó trái tim của bệnh nhân đã bắt đầu đập trở lại sau khi các bác sĩ đã bó tay.

Tuy nhiên, việc tạo áp lực buộc tim đập trở lại chỉ là một phần nhiệm vụ của các bác sĩ. Chính tình trạng thiếu oxy sau cơn đau tim là điều ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là bộ não."Cứ mỗi phút các bộ phận này không có oxy, chúng bắt đầu chết dần", Tisherman cho biết.

Giáo sư Safar đã đưa ra một giải pháp cho vấn đề này bằng cách "hạ thân nhiệt điều trị ", một thủ thuật làm mát trong khoảng 33 độ C bằng cách đặt túi chườm nước đá xung quanh cơ thể. Ở nhiệt độ thấp, các tế bào bắt đầu chuyển động chậm, làm giảm sự trao đổi chất và qua đó giúp giảm thiệt hại do thiếu oxy.

Nhiều người đã trở về từ cõi chết khi áp dụng phương pháp CPR.

Việc kết hợp với các máy móc giúp tuần hoàn máu và bơm oxy vào máu trong lúc đợi tim phục hồi trở lại sẽ giúp kéo dài thời gian trước khi chết não. Một bệnh viện ở Texas thông báo rằng một người đàn ông 40 tuổi đã sống sót, với trí nhớ còn nguyên vẹn bằng việc áp dụng kỹ thuật CPR trong 3,5 giờ đồng hồ.

Quá trình tạo áp lực để tim đập trở lại được rất nhiều sinh viên y khoa, y tá và bác sĩ trong bệnh viện thực hiện. "Bất kỳ người nào có hai cánh tay đủ khỏe thì đều được yêu cầu thực hiện CPR", Scott Taylor Bassett, một trong những bác sĩ tham gia điều trị hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân cho biết.

"Trong quá trình cấp cứu, bệnh nhân đã cố gắng ra hiệu cho chúng tôi, điều đó cho thấy hệ thần kinh của anh ta vẫn còn hoạt động", Bassett nói.

Cần thêm thời gian

Phương pháp CPR lại rất khó áp dụng với những người bị vết thương do chấn động mạnh, ví dụ như bị bắn hoặc tai nạn giao thông. Trong trường hợp như vậy, các bác sĩ chỉ có thể cố gắng hết sức làm sao để đẩy một lượng máu về não bộ và khâu vết thương. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót vẫn không quá 10%.

Chính vì lý do này mà Tisherman muốn hạ thân nhiệt xuống từ 10 - 15 độ C, khi đó bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng chết lâm sàng và các bác sỹ có thêm hai tiếng hoặc nhiều hơn để phẫu thuật. Mức độ giảm nhiệt sâu vẫn được áp dụng trong phẫu thuật tim, nhưng dự án của Tisherman là lần đầu tiên phương pháp này được sử dụng để cứu sống người đã "chết" trước khi vào bệnh viện. Điều đáng ngạc nhiên là nhóm của ông đã rút hết máu ra khỏi cơ thể bệnh nhân và thay vào bằng nước muối lạnh. "Do sự trao đổi chất của cơ thể đã dừng lại, máu không cần thiết để duy trì các tế bào sống, trong khi đó dung dịch muối là cách nhanh nhất để làm mát cơ thể", Tisherman giải thích.

Máu trong cơ thể được thay bằng dung dịch muối (SPL).

Với Rhee và đồng sự, Tisherman đã dành hai thập kỷ để kỷ xây dựng các bằng chứng chứng minh quy trình này là an toàn và hiệu quả. Nhiều thí nghiệm trên loài lợn với những vết thương nặng đã được thực hiện. Gần 90% các động vật thí nghiệm đã phục hồi trở lại sau khi được bơm máu vào cơ thể. "Thật tuyệt khi chứng kiến tim đập trở lại", Rhee nói. Quan sát của nhóm Tisherman cũng cho thấy não của các mẫu thí nghiệm không hề bị tổn thương sau phẫu thuật.

Tuy nhiên để được chấp thuận cho thử nghiệm trên người là cả một quá trình lâu dài. Đầu năm 2014, Tisherman cuối cùng đã được phép thành lập một phòng thí nghiệm tại một bệnh viện ở thành phố Pittsburgh (Mỹ) để điều trị cho những bệnh nhân bị thương do đạn bắn. Tisherman cũng thiết lập các phòng điều trị đặc biệt tại thành phố Baltimore, bang Maryland. Trong khi đó Rhee cũng bắt đầu làm việc tại trung tâm điều trị chấn thương ở Tuscon.

Nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm không nhất thiết là bạn đã cận kề cái chết.

Như với bất kỳ nghiên cứu y học khác, nhóm nghiên cứu phải đối mặt với những thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi từ động vật thí nghiệm để thử nghiệm trên người. Các loài động vật được truyền máu, được gây tê tại thời điểm chấn thương, và được nghiên cứu về cách cơ thể phản ứng với các chấn thương."Chúng ta thường nghĩ rằng chó và lợn sẽ phản ứng lại khi chảy máu tương tự như con người. Tuy nhiên chúng đã tỏ ra rất dũng cảm", bác sĩ Parnia, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói.

Peter Rhee (bên phải): "Thật tuyệt khi chứng kiến tim đập trở lại"

Thành công từ những thí nghiệm này có thể mở đường cho những nghiên cứu khoa học mới trong tương lai. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu một hỗn hợp các loại thuốc bổ sung vào dung dịch nước muối bơm vào cơ thể để làm giảm sự trao đổi chất và ngăn ngừa chấn thương. Hydrogen Sulphide - hoá chất có mùi như trứng thối đã được phát hiện là có thể làm giảm sự trao đổi chất trên một số loài động vật, tuy nhiên lại có rất ít bằng chứng cho thấy chất này có thể cải thiện cơ hội sống sót cho con người sau khi tim ngừng đập.

Tisherman cho biết nhóm cũng đang nghiên cứu về các chất chống oxy hóa mạnh để làm lành các vết thương trên cơ thể người. Với các dự án của mình, Tisherman hy vọng rằng lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một người đã chết trước khi được đưa vào bệnh viện có thể sống trở lại.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.