Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/11/2023 15:51 (GMT+7)

Khai thác tiềm năng, lợi thế cây sinh vật cảnh và cây bóng mát

Ngày 15/11/, tại Hải Phòng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Hội Sinh vật cảnh Việt Nam và Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng tổ chức Hội Thảo Phổ biến kiến thức Phát triển cây sinh vật cảnh và cây bóng mát có giá trị kinh tế cao. PGS.TS Phạm Quang Thao – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Bùi Thanh Tùng – Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng chủ trì hội thảo.

tm-img-alt

Ông Phạm Quang Thao – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

Phát biểu khai mạc tại hội thảo Phó Chủ tịch Phạm Quang Thao cho biết, Việt Nam là quốc gia rất có tiềm năng phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn và kinh tế sinh thái, trong đó thế mạnh rất lớn về phát triển hoa cảnh, cây cảnh, cây bóng mát. Nguồn gen hoa cảnh, cây cảnh phong phú, trong đó có nhiều nguồn gen quý, có giá trị cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Thị trường nội địa tiềm năng với xu thế đô thị hóa nhanh, nhiều tỉnh, thành phố đã nhận thức, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của sinh vật cảnh để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều địa phương đã quy hoạch, hình thành các vùng chuyên canh, làng nghề sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh. Chính vì thế, tại hội thảo này mong các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến để đóng góp đưa sinh vật cảnh của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.

tm-img-alt

Ông Bùi Thanh Tùng – Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Thanh Tùng – Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng cho hay, căn cứ báo cáo thống kê của các tổ chức hội sinh vật cảnh thành phố Hải Phòng năm 2022, diện tích sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh của Hội SVC thành phố là 1786 ha đã được quy hoạch, 08 địa bàn sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh tập trung, chủng loại đa dạng, số lượng cây cảnh nghệ thuật có giá trị kinh tế cao như Xanh, Si, Phượng, Tùng, Duối, Đa, Sung, Lộc vừng,... chiếm khoảng 75% tại các nhà vườn. Đào cảnh, Quất cảnh, Hải đường, Mai vàng, Lan Hồ điệp, hoa Ly, hoa Cúc, hoa Mẫu đơn, hoa Hồng cổ leo, hoa Sứ... Toàn thành phố có trên 815 nhà vườn SVC có diện tích từ 50 đến 30.000m2, 82 vườn cảnh treo, tổng giá tri kinh tế lên tới hơn 3000 tỷ đồng, điển hình một số nhà vườn có nhiều cây cảnh nghệ thuật đẹp, đa dạng về chủng loại, giá trị kinh tế và thu nhập cao.

Hằng năm Liên hiệp Hội cũng kết hợp với Hội sinh vật cảnh tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về cây sinh vật cảnh và cây bóng mát, để đưa ra nhiều giải pháp giúp thành phố Hải Phòng phát triển nhiều loại cây.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Hội Sinh vật cảnh Việt Nam

Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – TTK Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cho biết, sinh vật cảnh vừa là thú chơi mang đậm bản sắc văn hóa, có tính nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế xanh mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm sinh vật cảnh đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của đời sống, gắn liền với sự phát triển xã hội. Không chỉ làm đẹp, là món ăn tinh thần, sinh vật cảnh còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xanh, sạch, đẹp khu dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái... Những năm gần đây, sinh vật cảnh đang trở thành một ngành kinh tế đặc hữu, sinh thái với những sản phẩm có giá trị cao cả về văn hóa và kinh tế.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Duy Tiếp – Chủ tịch Chi hội sinh vật cảnh thành phố Hải Phòng

Theo ý kiến ông Nguyễn Duy Tiếp – Chủ tịch Chi hội sinh vật cảnh thành phố Hải Phòng cho biết, mặc dù có nhiều thuận lợi phát triển vẫn còn một số khó khăn như công tác phát triển và xây dựng tổ chức hội hiện nay rất khó, không bố trí được người đứng đầu lãnh đạo hội, nhiều hội viên, nghệ nhân, Chủ nhà vườn, Chủ doanh nghiệp SVC có tay nghề giỏi, nhưng thiếu kinh nghiệm, khả năng quy tụ, lãnh đạo điều hành, soạn thảo văn bản nên không nhận cương vị làm lãnh đạo, hiện nay Hội cũng chưa tìm ra được giải pháp.

tm-img-alt

Ông Đặng Văn Đông, Viện nghiên cứu rau – quả

Theo ý kiến của TS. Đặng Văn Đông, Viện nghiên cứu rau – quả cho hay, theo thống kê của Sở Xây dựng TP, hiện trên địa bàn 7 quận nội thành (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Đồ Sơn) do cơ quan này quản lý có gần 35.000 cây xanh. Trong số đó, các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An chiếm nhiều nhất với gần 18.000 cây xanh. Diện tích công viên, vườn hoa tại 7 quận khoảng 180ha, dải vườn hoa trung tâm có diện tích lớn nhất với 210.000m2. Với dân số hiện tại của 7 quận là 930.000 người, bình quân mỗi người được hưởng gần 2m2 đất công viên, vườn hoa.

Những năm qua, TP Hải Phòng quan tâm nhiều đến việc đầu tư xây dựng các công viên, vườn hoa, cây xanh trên địa bàn các quận để cải thiện chất lượng sống của Nhân dân trong khu vực. Số liệu rà soát cho thấy, đất cây xanh toàn đô thị Hải Phòng có xu hướng tăng lên nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đô thị loại 1, đô thị loại đặc biệt (10 - ≥15m2/người).   

Theo ông Đông thì thành phố Hải Phòng nên phát triển đa dạng các loại cây phong phú hơn thì thành phố sẽ đẹp hơn. Ví dụ như cây hoa phượng nên lai tạo giống hoa phượng hồng, đỏ, vàng chứ không cần phải mỗi hoa phượng đỏ. Ngoài cây phượng bóng mát, nên tạo giống cây phượng bonsai cao khoảng 2m, trĩu hoa và phối màu thì sẽ đẹp hơn và thành phố phố Hải Phòng sẽ nhiều màu sắc hơn nữa. Cùng với đó, ông Đông khẳng định, việc phát triển cây sinh vật cảnh không chỉ làm đẹp cho không gian gia đình, cũng như nơi công cộng mà còn có thể làm giầu từ chính những việc làm đẹp đó.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Xem Thêm

Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.

Tin mới

An Giang: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ
Trí thức khoa học công nghệ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Tại An Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) đã khẳng định vai trò là "người dẫn đường", kết nối và phát huy năng lực của đội ngũ trí thức.
Bình Thuận: Công tác phối hợp các hội thành viên gắn kết và hiệu quả
Công tác phối hợp với các hội thành viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội tỉnh. Trong những năm qua nhất là trong năm 2024, công tác phối hợp với các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội đã đạt được nhiều kết quả trong tổ chức hội thảo khoa học.
Yên Bái: Hội nghị Ban chấp hành lần thứ X
Chiều ngày 19/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (LHH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ X, khoá V, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng) nhằm tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Ông Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì Hội nghị.