Khai thác mỏ bằng cỏ linh lăng
Jorge Gardea đã chứng kiến sự tàn phá do những nỗ lực khai thác vàng và bạc từ đất ở làng khai thác mỏ Parral. Các hoá chất độc hại như xianua, thuỷ ngân ngấm vào trong đất làm cho không thể sử dụngđất được vào việc gì nữa. Hiện nay, Gardea đã tạo nên các cánh đồng trồng cỏ linh lăng ở gần phòng thí nghiệm của mình tại trường Đại học Texas, El Paso. Những cây cỏ linh lăng này đang khai thácvàng. Nếu nghiên cứu của Gardea thành công, một ngày nào đó, vàng sẽ được sử dụng trong tất cả các quy trình, từ quy trình y tế đến các quy trình công nghiệp công nghệ cao, tất cả sẽ có thể được sảnxuất từ những cánh đồng cỏ linh lăng.Sử dụng cây trồng làm công cụ
Cho đến nay, cỏ linh lăng mới chỉ sản xuất được các hạt nano vàng, là những mảnh rất nhỏ đường kính chưa đến một phần tỷ mét. Tuy nhiên, Gardea tin rằng, sẽ có khả năng thu được năng suất cao hơnnhiều. Theo Gardea, lượng vàng có thể chiếm tới 20% trong lượng của cây. Thành công của Gardea và cộng sự đã thực sự biến ước mơ của Gardea thành sự thực.
Các nhà khoa học đã thí nghiệm bằng cách sử dụng các loại cây gỗ và thực vật khác để chiết xuất các vật liệu độc hại từ đất. Quá trình này gọi là cải tạo đất bằng thực vật, dựa vào khả năng tự nhiêncủa một số loại cây có thể hấp thụ được các chất, thậm chí cả các kim loại nặng, thông qua bộ rễ của chúng. Các nhà khoa học đang thí nghiệm sử dụng quy trình làm sạch sự rò rỉ các chất độc hại, từvật liệu cháy nổ đến các hydrocacbon. Gardea đã nghiên cứu lĩnh vực này từ gần một thập niên trước đây, chủ yếu nghiên cứu về cỏ linhlăng.
Gardea cho biết, các nhà nghiên cứu nhận thấy cỏ linh lăng có thể hấp thụ kim loại nhiều hơn các loại cây khác và cho rằng cỏ linh lăng có thể thích hợp để làm sạch các địa điểm có nhiều chất độc.Thực vật tập trung kim loại ở bộ rễ của chúng, do vậy có thể khử chất độc hại khỏi vùng đất ô nihễm.
Tuy nhiên, thành công của nghiên cứu này chưa đủ thoả mãn giấc mơ của Gardea. Mục tiêu của Gardea là vàng và bạc. Gardea tự hỏi liệu có thể biến một cái cây mọc bình thường thành một nhà máy sản xuấtvàng không?
Cỏ linh lăng điểm vàng
Để nghiên cứu, Gardea đã sử dụng một tác nhân rất tinh vi: một đoạn rác bẩn được tạo muối với một ít vàng. Trồng cỏ linh lăng thì dễ nhưng làm thế nào đế biết cỏ có thực sự hấp thụ vàng được khôngthì khó hơn. Gardea đã tìm sự giúp đỡ ở trường Đại học Texas, Austin và đại học Stanford. Giáo sư công nghệ hoá học Yacaman đã sử dụng kính hiển vi điện tử độ phân giải cao trong phòng thí nghiệm đểnghiên cứu cây mà Gardea đã thu hoạch trên đất giàu vàng của mình. Kết quả cho thấy, cỏ linh lăng không chỉ hấp thụ các hạt vàng mà còn trữ chúng ở bộ rễ và thân cây.
Trong khi đó, ở California, một quy trình hoàn toàn khác đã được sử dụng để đánh giá phát hiện của Yacama. Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm bức xạ syncrotron Stanford, một bộ phận của Trung tâmthiết bị Gia tốc tuyến tính Stanford, đã bắn phá cỏ linh lăng bằng tia X để kiểm tra xem các vết đốm đen có thực sự là vàng không. Chúng thực sự là vàng, tương tự như các hạt vàng sản xuất bằng cácquy trình hoá học.
Các nhà nghiên cứu còn cần tìm ra cách để lấy vàng ra từ cây. Tuy nhiên, điều này dễ dàng hơn là họ đã nghĩ. Cây được thu hoạch, cho vào máy ly tâm. Vì vàng nặng hơn bất kỳ một bộ phận nào của cây,vàng sẽ được tách ra nhanh chóng bằng thiết bị ép miết. Tất nhiên là trong thí nghiệm này, vàng thu nhận được là vàng các nhà nghiên cứu đã bổ sung vào đất. Thí nghiệm tiếp theo sẽ là nghiên cứu xemcỏ linh lăng có thể khai thác được vàng trong thực tế không. Để thí nghiệm, Gardea đã sử dụng đất thải ở một khu vực khai mỏ. Kết quả là cỏ linh lăng đã hấp thụ được các chất còn lại trong quá trìnhkhai mỏ, kể cả một lượng nhỏ vàng.
Tất nhiên là cỏ linh lăng không bao giờ thay thế công việc khai mỏ ở đá cứng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng, cỏ linh lăng có thể sản xuất một lượng vàng đủ để đáp ứng các nhu cầu cấp bách.Ngành công nghiệp điện tử cần vàng vì vàng là một chất dẫn điện tốt và không rỉ. Khi các thiết bị điện tử ngày càng nhỏ hơn, vàng được coi là một nhân tố chủ chốt trong ngành công nghiệp công nghệnano. Và điều gì có thể tốt hơn là việc các hạt nano được các nhà máy rất nhỏ là cỏ linh lăng thu gom từ nơi những người khai mỏ để lại, đồng thời lại làm sạch các phế thải.
Nguồn: Abcnew.com, 9/2002