Khắc phục hạn hán bằng polyme
Dân số thế giới càng tăng, lối sống thay đổi, thì lượng nước sử dụng tính theo đầu người ngày càng giảm nhanh. Theo dự báo, đến năm 2005, có hơn 3 tỉ người sẽ phải sống với mức sử dụng nước theo đầungười dưới 1700m3/người/năm, được coi là mức căng thẳng (mức nước được coi là thiếu trầm trọng là 1000m3/người/năm).Rõ ràng chìa khoá để khắc phục tình trạng này là phải tăng hiệu quả sử dụng nước, chủ yếu là trong nông nghiệp.
Về phương diện hoá học, có nhiều giải pháp được áp dụng trên thế giới. Sử dụng polyme để cải tạo đất, giữ nước trong đất là một phương pháp rất có hiệu quả và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giớitừ những năm 80 của thế kỷ trước.
Có hai loại polyme được dùng trong nông nghiệp: polyme tan trong nước và polyme tạo gel.
Loại tan trong nước là những homopolyme và copolyme mạch thẳng. Chúng có tác dụng cải tạo tính chất vật lý của đất, tăng khả năng thấm nước và chống xói mòn. Hiện nay, được dùng nhiều hơn cả làpolyme polyacrylat. Ngoài ra, gần đây, người ta cũng chú ý nhiều đến copolyme-acrylamit do có hiệu quả cải tạo đất cao hơn.
Loại tạo gel là những polyme có liên kết ngang, không tan trong nước nhưng có khả năng trương nở, hấp thụ một lượng nước khá lớn để cấp dần cho cây trồng. Trung bình lượng nước hấp thụ gấp 300 lầntrọng lượng của bản thân polyme (có tài liệu còn cho kết quả tới 3000-5000 lần). Thuộc loại này là các polyme có liên kết ngang polyacrylat, polyacrylamit và copolyme liên kết ngangacrylamit-acrylat. Trong loại tạo gel, các nước nông nghiệp quan tâm nhiều hơn đến loại copolyme liên kết ngang ghép lên tinh bột do nông nghiệp cung cấp. Ngoài thuận lợi là có sẵn nguyên liệu để sửdụng làm chất trương nở giữ nước, copolyme ghép lên tinh bột còn có một số ưu điểm:
Khả năng hút nước mạnh và tỉ lệ nước cung cấp cho cây trồng có thể lên tới 90-95% lượng nước polyme hấp thụ,
Dễ phân huỷ sinh học,
Giảm tổn thất phân bón nhờ có sự tương tác giữa phân bón và polyme,
Hạn chế sự xói mòn của đất,
Làm đất tơi xốp.
Ở nước ta, Viện Hoá học Công nghiệp (Tổng công ty Hoá chất Việt Nam) đã tổng hợp thành công copolyme ghép axit polyacrylic lên tinh bột sắn, có độ hấp thụ nước tới 300ml/g polyme. Hy vọng ngành nôngnghiệp nước ta sớm được áp dụng thành tựu mới này của ngành hoá học Việt Nam.
Nguyễn Việt Mỹ