Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 22/12/2017 23:11 (GMT+7)

Khắc phục hạn chế của BOT

Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện có 8 trạm thu phí BOT đặt trên tuyến chính thu phí hoàn vốn cho cả dự án đầu tư, nâng cấp tuyến chính và xây dựng tuyến tránh kiểu như dự án Cai Lậy gồm: Tào Xuyên, Cầu Rác, Nam Cầu Giẽ, Bến Thủy, Quán Hàu, Trảng Bom, Sóc Trăng và 6 trạm đặt trên quốc lộ thu cho tuyến đường cao tốc, cải tạo quốc lộ song hành. Đơn cử như Quốc lộ 6 có 1 trạm, Quốc lộ 3 có 1 trạm, Quốc lộ 1 đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn có 2 trạm và Quốc lộ 5 có 2 trạm).

BOT 2

TS Phan Tùng Mậu – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu đề dẫn

Ông  Vũ Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công  tư, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong 56 trạm thu phi BOT đang hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, trạm có mức thu phí thấp nhất là 15.000 đồng/lượt/xe (xe con) và  trạm có mức thu cao nhất là 40.000 đồng/lượt/xe (xe con). Còn đối với xe tải, xe container, số phí qua trạm sẽ cao hơn khoảng gấp 3- 4 lần tùy trọng tải.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Tuấn Anh cho biết thêm, BGTV đã phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận phương án giảm giá đối với xe loại 4 (xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 fit) từ mức từ 140.000đ xuống 120.000đ và nhóm 5 (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 fit) từ mức 200.000đ xuống 180.000đ. Đến nay, Bộ GTVT đã đàm phán với các nhà đầu tư để giảm phí của 35 dự án , 27 dự án có mức phí đã thấp hơn mức trung bình, 11 dự án chưa giảm giá do lưu lượng xe thấp hơn dự kiến nếu giảm giá thì phương án tài chính không khả thi, do vậy nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng chưa đồng ý giảm giá.

Ông Vũ Tuấn Anh cũng cho biết, từ ngày 1/1/2017, phí sử dụng dịch vụ đường bộ chuyển thành giá, thẩm quyền quyết định giá thuộc Bộ GTVT. Tính đến thời điểm này, Bộ GTVT đã miễn, giảm giá cho các phương tiện khu vực trạm thu giá tại 30 trạm. Và cũng đang xem xét giảm giá cho 12 trạm.

BOT 3

Ông  Vũ Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công  tư, Bộ GTVT

Theo TS Nguyễn Ngọc Long – Phó Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam: “Nếu điều chỉnh các tiêu chí lựa chọn dự án BOT và lựa chọn nhà thầu theo các nội dung thảo luận đã nêu thì liệu sẽ có bao nhiêu nhà đầu tư Việt Nam đủ điều kiện tham gia các dự án BOT giao thông?”

TS Long cũng rằng, thời gian tới chúng ta có dự kiến huy động các dự án BOT giao thông từ vốn nước ngoài không và cần xây dựng hành lang pháp lý nào để đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích của Nhà đầu tư đối với các dự án này.

Hạ tầng giao thông là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội và luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng động. Do vậy, cần có các quy định đặc biệt nào đối với hình loại dự án này nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.

BOT 4

Bùi Thế Đức – Phó Ban Tuyên giáo Trung ương kiêm Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến như cần công khai minh bạch các dự án BOT giao thông đã đang và sẽ triển khai; Cơ quan thanh tra, kiểm toán tổ chức kiểm tra toàn bộ các dự án BOT đề nghị các đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia (Hội Xây dựng  Cầu Đường, Hội Vận tải và đại diện dân ở địa phương đặt trạm thu phí). Xử lý nghiêm  những người có trách nhiệm vi phạm pháp luật khi triển khai dự án; Chỉ cần làm các dự án BOT giao thông cho các đường  mới. Các dự án trên nền đường cũ dân đang đi thì phải sử dụng vốn NSNN, kinh phí bảo trì, và trái phiếu Chính phủ; Xử lý dứt điểm các dự án BOT đã đi vào hoạt động đang gây bức xúc trong dư luận theo hướng: Chỉ thu phí các dự án BOT đường mới và các dự án làm trên nền đường cũ phải sử dụng Ngân sách Nhà nước, phí bảo trì và chuyển các vốn vay, ngân hàng thành trái phiếu Chính phủ  (hoặc thực hiện theo hình thức PPP hợp tác công tư). Trường hợp thật đặc biệt nếu đầu tư quá lớn khi mở rộng nâng cấp đường cũ thì Nhà nước đứng ra thu phí để thu hồi vốn, không giao cho nhà đầu tư  ngoài nhà nước; Đưa vào quy định Pháp luật sự tham gia của cộng đồng dân cư tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến quá trình thực hiện dự án (Khảo sát, thiết kế, vốn đầu tư, phương án thu phí, triển khai thu phí).

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.