Kết hợp y học hiện đại và truyền thống trong điều trị COVID-19
Ngày 7/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “Giải pháp phòng và hỗ trợ Covid-19”. TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, đại dịch Covid-19 một thảm họa của nhân loại đã ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến toàn thế giới, trong đó Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã và đang làm đảo lộn tất cả mọi hoạt động đối với đời sống xã hội, gây ảnh hưởng lớn về sức khỏe, đến tính mạng con người và tổn thất nặng nề về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm
Ngày 14/7/2021, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với việc ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch Covid-19”. Trên cơ sở kết quả hội thảo, Liên hiệp Hội Việt Nam đã có văn bản gửi nhiều Ban, Bộ, ngành ở Trung ương, đề xuất giải pháp góp phần ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Và Liên hiệp Hội Việt Nam đã có nhiều buổi làm việc với các nhà khoa học, các chuyên gia để lắng nghe nhiều ý kiến về những giải pháp của các nhà khoa học trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Tại Hội nghị “Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp phòng chống Covid-19. Những nỗ lực của các nhà khoa học đã được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao.
Nhân buổi tọa đảm ngày hôm nay, Liên hiệp Hội Việt nam mong muốn lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học trong hệ thống Liên hiệp Hội để tiếp tục đưa ra những đề xuất và giải pháp cụ thể góp phần vào phòng chống Covid-19, ổn định xã hội và hồi phục kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch Covid-19, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết thêm.
Thuốc kháng vi rút đặc hiệu trong điều trị bệnh nhân Covid-19
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, các thuốc kháng vi-rút có thể tác động đến nhiều khâu trong vòng đời của vi-rút SARS-CoV-2 qua đó ngăn chặn sự nhân lên của vi-rút và tiêu diệt. Trong đó, có 2 giai đoạn mà các thuốc kháng vi-rút thường hay hướng tới:
Thứ nhất, ở giai đoạn SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào vật chủ thông qua sự liên kết giữa protein S (Spike glycoprotein) của vi-rút với thụ thể ACE2 của tế bào chủ và được mồi bởi TMPRSS2 protease. Sự xâm nhập tế bào qua trung gian ACE2 và TMPRSS2 có thể bị chặn lại bởi các loại thuốc. Một số thuốc tiêu biểu có cơ chế tác động này có thể kể đến là Chloroquine (CQ), Hydroxychloroquine (HCQ), Arbiol,…
Thứ hai, sự sao chép và nhân lên của vi-rútcũng có thể bị ức chế bởi các loại thuốc chống vi-rút nhắm vào RNA polymerase phụ thuộc RNA của virus (RdRp) và protease chính (3Clpro). Một số thuốc tiêu biểu có cơ chế tác động này có thể kể đến là Lopinavir,
GS.TS. Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam
Theo TS Kính hiện nay,có một số loại thuốc kháng vi-rút điển hình được thử nghiệm lâm sàng nhiều nhất trong điều trị bệnh nhân COVID-19 đó là Chloroquine và Hydroxychloroquine; Lopinavir/ Ritonavir; Remdesivir.
Ngoài ra, theo GS Kính còn có một số loại thuốc kháng viêm như Corticosteroid; Dexamethasone; Hydrocortisone; Methylprednisolone; Prednisolone; Colchicine.
Theo GS Kính, còn có thuốc kháng thể, Tocilizumab (TCZ) là một kháng thể đơn dòng nhắm đến thụ thể Interleukin-6. Tocilizumab được dùng điều trị viêm khớp dạng thấp và có độ an toàn cao. Một số báo cáo ca bệnh đã gợi ý các thuốc chặn thụ thể Interleukin-6 được dùng cho bệnh nhân có bệnh tự miễn kèm theo thậm chí có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng của COVID-19. Quan điểm của các bác sỹ tại nhiều quốc gia cho rằng Tocilizumab nên được dành cho những bệnh nhân COVID-19 nặng đã thất bại với các liệu pháp điều trị khác.
Kết hợpĐông yvà Tây y đem lại kết quả điều trị caotrongphòng chống dịch COVID-19
Để làm được điều này, TTND.PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, đã kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, sử dụng các phương pháp truyền thống để hỗ trợ điều trị và giúp góp phần hạn chế lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, khu cách ly.
PGS Cảnh cho biết thêm, thời gian vừa qua kết quả điều trị tại các đơn vị báo về đặc biệt tại Bệnh viện dã chiến số 1 quận Phú Nhuận TP HCM do Viện y dược dân tộc TP Hồ chí Minh làm chủ trì đã điều trị kết hợp Đông y và Tây y đem lại kết quả rất tốt. Một báo cáo về kết quả điều trị 546 bệnh nhân COVID cho biết: Tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng 16%; và tỷ lệ tử vong 0,05%. Số bệnh nhân khỏi bệnh 84% sau điều trị từ 7-13 ngày; trong đó số khởi bệnh sau 7 ngày đã lên đến 19%. Khỏi sau 13 ngày.
Theo PGS Cảnh cho hay, thuốc để sử dụng là dùng các bài thuốc để nâng cao chính khí (tăng cường miễn dịch đối với F1), người có nguy cơ cao; Các phương pháp xông (xông tinh dầu, nồi nước xông) để phòng bệnh; Các phương pháp Tây y đã được hướng dẫn để chăm sốc bệnh nhân.
Cùng quan điểm với PGS.TS Cảnh, GS Nguyễn Đức Nghĩa – Viện trưởng Viện Y – Dược Nano, INP cho biết, cơ chế phân tử hoạt đông kháng Virus và Sức mạnh tổng hợp của thuốc GRENODRUGS chống lại COVID 19 .
Theo GS Nghĩa thì các nhóm hoạt tính có trong thuốc phản ứng với Protein-S làm giảm quá trình xâm nhập của Protein-S vào tế bào người. Gắn vào thụ thể ACE II ngăn cản xâm nhập cua COVID-19. Ức chế sự sao chép RNA của virus bằng cách liên kết với SARS-CoV-2 Mpro. Can thiệp và ngăn chặn sự hình thành CS. Cuối cùng phân hủy Covid-19.
HT