Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/11/2020 18:31 (GMT+7)

Hội thảo Tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành Giao thông và Logistics ASEAN

Sáng 24/11/2020, tại Hội trường C2 – Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành Giao thông và Logistics ASEAN”. Đây là một sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Hội nghị Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN lần thứ 38 (CAFEO38)).

PGS.TS. Doãn Minh Tâm, Trưởng nhóm Giao thông vận tải và Logistics Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài tham luận của PGS.TS. Doãn Minh Tâm, Trưởng nhóm Giao thông vận tải và Logistics Việt Nam phát biểu tại Hội thảo:

Trên thế giới, dịch bệnh do virus Corona (COVID-19) gây ra vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường. Giống như hầu hết nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19. Tính đến 9h00 ngày 0 2/11/2020, theo số liệu thống kê của worldometers.info tại Việt Nam có  1.180 ca mắc COVID-19. Trong đó : Số ca điều trị khỏi:  1.063 ca. Số ca tử vong:  35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng.

Đối với Việt Nam, sau 9 tháng năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối với kinh tế - xã hội là rất rõ rệt và nghiêm trọng. Theo đó dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 có thể chỉ đạt từ 1,5% đến 3% . Trong đó, các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng không) có mức sụt giảm mạnh nhất, chủ yếu do việc hạn chế đi lại, giãn cách xã hội diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh.

Quang cảnh Hội thảo trực tuyến “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành Giao thông và Logistics ASEAN” điểm cầu Hà Nội, Việt Nam

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê Việt Nam [2], tính đến tháng 9 năm 2020, tại Việt Nam có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 66,4% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27,0%.

Tại Việt Nam, lĩnh vực vận tải chịu tác động trực tiếp và đầu tiên của dịch bệnh COVID-19. Trong đó, kể từ ngày 01/4/2020 đến nay, sản lượng hành khách vận chuyển của ngành hàng không chỉ bằng 01-02% so với thời điểm trước khi có dịch bệnh. Theo tính toán mới nhất của các hãng hàng không tại Việt Nam, việc cắt giảm đường bay khiến các hãng hàng không của Việt Nam thiệt hại khoảng 30.000 tỷ đồng doanh thu trong năm 2020 (tương đương khoảng 1.3 tỷ USD).

Sau một thời gian đình trệ bởi dịch bệnh Covid-19, hàng không chính thức được khôi phục hoạt động 100% công suất từ 0 giờ ngày 8/5/2020. Đến cuối tháng 6/2020, tức là chưa đầy 2 tháng sau khi được khai thác trở lại, thị trường nội địa của ngành hàng không đã gần như được phục hồi hoàn toàn. Thậm chí, Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu khôi phục đường bay quốc tế từ cuối tháng 7/2020. Tuy nhiên, kế hoạch đó chưa kịp thực hiện thì Covid-19 đã quay trở lại và lan ra nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có TP Đà Nẵng – nơi dự kiến đăng cai tổ chức CAFEO-38. Ngày 28/7/2020, các hãng bay đồng loạt thông báo dừng khai thác chuyến bay đến TP Đà Nẵng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tới 11 đường bay từ các cảng hàng không trong nước đến TP Đà Nẵng đã phải dừng hoạt động. Cho đến nay, mặc dù chịu thiệt hại vô cùng nặng nề nhưng việc các hãng hàng không Việt Nam đứng vững sau đợt bùng phát đầu tiên của Covid-19 là điều rất đáng ghi nhận.

Các khách mời tại điểm cầu Hà Nội theo dõi trực tuyến tới điểm cầu các nước thuộc thành viên  CAFEO

Đối với lĩnh vực vận tải đường bộ, vận chuyển khách, hàng hóa cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Mức độ ảnh hưởng chung về sản lượng vận tải đường bộ và doanh thu giảm từ 50-70%. Trong đó, các phương tiện vận tải nhỏ, nội địa bị sụt giảm từ 20-30%, còn các phương tiện xe tải nặng và xe đầu kéo sơ mi rơ mooc phục vụ xuất nhập khẩu bị sụt giảm tới 40-50%. Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, vận tải hành khách đạt 2.343,6 triệu lượt khách, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 109,5 tỷ lượt khách.km, giảm 33,4%; vận tải ngoài nước đạt 2,7 triệu lượt khách, giảm 75,5% và 9,7 tỷ lượt khách.km, giảm 71,2%.

Đối với ngành hàng hải, vận tải khách giảm gần như 100% so cùng kỳ do tác động của dịch bệnh COVID-19.

Ngành vận tải đường sắt cũng bị ảnh hưởng khi nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa giảm mạnh. Ước tính 7 tháng đầu năm 2020, Tổng công ty đường sắt Việt Nam bị lỗ tới 725,9 tỉ đồng do Covid-19 (tương đương trên 30 triệu USD). Vận tải đường sắt chỉ đạt mức 2,7 triệu lượt khách, giảm 54,8% và 1,2 tỷ lượt khách.km, giảm 52,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các khách mời tại điểm cầu Hà Nội theo dõi trực tuyến tới điểm cầu các nước thuộc thành viên  CAFEO

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), trong quý I/2020, có tới 50% hoạt động của các hội viên bị ảnh hưởng (giảm về hoạt động và doanh thu) tùy theo loại hình dịch vụ cung cấp. Do 97% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam là vừa và nhỏ nên bị tác động nặng nề. Do đại dịch, chuỗi cung ứng đã bị đứt gẫy và đảo lộn, cho nên các dịch vụ logistic phục vụ vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt bị tác động nặng nề nhất.

Các chuyên gia vận tải cho rằng, những số liệu đề cập ở trên mới phản ánh được những tác động trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 tới các doanh nghiệp vận tải. Những ảnh hưởng này sẽ còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới.

PGS.TS. Doãn Minh Tâm

Thời điểm hiện tại, dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam đang tạm thời được khống chế, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của người dân đang dần được hồi phục.  Với mức tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2020 đạt 2,12%, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng dương đáng khích lệ ở khu vực ASEAN và trên thế giới.

Để ứng phó với đại dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam cũng đã chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doang nghiệp GTVT và logistics trong sản xuất kinh doanh để góp phần phục hồi và đảm bảo an sinh xã hội. Bộ GTVT đã ban hành hơn 84 văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện các nhiệm vụ vừa phòng chống dịch, vừa phát triển sản xuất. Trong đó có việc hướng dẫn các đơn vị kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics. Bộ GTVT cũng đã ban hành Thông báo số 170/TB- BGTVT ngày 6/5/2020 về việc giảm phí sử dụng đường bộ bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Như vậy, có thể nhận xét rằng, ngành GTVT và Logistic tại Việt Nam tuy chịu nhiều thiệt hại do COVID-19 gây ra trong thời gian qua nhưng đã và đang cùng với cộng đồng quốc tế và trong nước để cố gắng vượt qua, phục hồi và phát triển. 

 PV.

Xem Thêm

Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Thư ký Vusta Nguyễn Quyết Chiến tham dự Midterm 2024
Hội nghị Giữa kỳ 2024 (Midterm 2024) của Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO) đã diễn ra từ ngày 11 - 14/7. Tổng Thư ký Vusta Nguyễn Quyết Chiến dẫn đầu đoàn công tác và tham gia thảo luận tích cực tại các phiên họp và diễn đàn tại hội nghị.
Trung tâm CSD triển khai dự án “Phát triển mô hình trường học hữu nghị - thân thiện” tại Bắc Giang và Tuyên Quang
Dự án “Phát triển mô hình trường học hữu nghị - thân thiện” do Trung tâm Nghiên cứu và truyền thông vì sự phát triển bền vững (Trung tâm CSD) tiếp nhận nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức từ tổ chức Giáo dục và Hữu nghị châu Á (AEFA) của Nhật Bản
Diễn đàn Đối tác EU năm 2024
Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên minh Châu Âu (EU) tháng 10 năm 1990, Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác chính của Liên minh châu Âu trong khu vực, với số lượng thỏa thuận cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á (bao gồm EVFTA và JETP).

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.