Hội thảo: Lý Quốc Sư – Thiên sư Nguyễn Minh Không với nền Y học Việt Nam
Thiền sư Nguyễn Minh Không, tên thật là Nguyễn Chí Thành ông sinh quán tại xã Điềm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông là một Nhà Sư tài danh, đã nghiên cứu, nuôi trồng và sử dụng thuốc Nam chữa bệnh cho nhân dân. Tiếng lành đồn xa, ông được mời vào chữa khỏi bệnh cho Vua Lý Thần Tông và được Nhà vua phong sắc “Lý triều Quốc sư” vào thế kỷ thứ XI. Ông tu tại chùa Bái Đính cổ, tỉnh Ninh Bình. Ngày 11/6, tại Khách sạn Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, Hội Đông y tỉnh Ninh Bình và Giáo hội Phật giáo chùa Bái Đính phối hợp tổ chức Hội thảo “Lý triều Quốc sư - Thiền sư Nguyễn Minh Không với nền Y học Việt Nam”, Hội thảo nhằm Tri ân và tôn vinh Lý Triều Quốc sư - Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Đoàn Chủ tịch Hội thảo gồm có: TTND-BSCC. Trần Văn Bản, Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam; Hòa thượng-TS. Thích Bảo Nghiêm; Thượng tọa-TS. Thích Thanh Quyết; Thượng tọa Thích Minh Quang; GS-TS. Lê Mạnh Thát; Nhà nghiên cứu di sản văn hóa Phật Phật giáo: Ông Lê Doãn Thăng. Đoàn Thư ký gồm: ThS-BS-NB. Nguyễn Đình Thục; TTƯT-BS. Lê Xuân Tố.
Đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy-HĐND-UBND-UBMTTQVN tỉnh Ninh Bình có Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy; đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy. Các đồng chí lãnh đạo đại diện cho các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị tỉnh Ninh Bình, các đồng chí lãnh đạo đại diện cho cấp Ủy, chính quyền, đoàn thể huyện Gia Viễn, xã Gia Sinh, Gia Tiến, Gia Thắng. PGS-TS. Chu Minh Tuấn, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Các Nhà Nghiên cứu lịch sử, các Nhà nghiên cứu Tôn giáo; các Nhà khoa học, Các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni phật tử đại diện cho các chùa; các vị là hậu duệ của Lý Triều Quốc sư Nguyễn Minh Không; các vị là Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Hội Đông y Việt Nam; các vị đại diện Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam; Các vị là lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo của Hội Đông y tỉnh Ninh Bình, các lão y, các cụ Thủ từ Đền, Đình của tỉnh Ninh Bình; lãnh đạo Hội Đông y các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam và Nam Định, các vị đại biểu khách quý; các Nhà báo, phóng viên, Biên tập viên đài, báo Trung ương và địa phương.
Hội thảo “ Lý triều Quốc sư - Thiền sư Nguyễn Minh Không với nền y học Việt Nam” nội dung tập trung thảo luận về thân thế, sự nghiệp Y Dược và con đường hành đạo của Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Tỉnh Ninh Bình, là một vùng quê có nhiều cây thuốc quý hiếm. Ông là một trong những Người Thầy thuốc xuất sắc, đầu tiên được Triều đình Nhà Lý phong tước hiệu cao quý.
Với Y thuật tinh thông, Thiền sư đã đi nhiều nơi, tìm ra nhiều vị thuốc, bài thuốc, cây thuốc quý có sẵn trong tự nhiên để chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Đặc biệt ông đã chữa khỏi bệnh nan y cho Vua Lý Thần Tông, được sắc phong tước hiệu cao quý “ Lý triều Quốc sư”. Khi ông mất, trên 100 Đình, Đền, Chùa trong cả nước thờ tự ông gắn liền với nhiều công lao hiển hách và sự tích huyền thoại.
Tại Hội thảo, bằng những nghiên cứu khoa học, tài liệu lịch sử, tư liệu trong sử sách...các đại biểu đã tham luận, lý giải, làm rõ thêm nhiều câu chuyện, những huyền tích, huyền thoại về Thiền sư Nguyễn Minh Không, khẳng định ông chính là Nhà sư tài danh, ông còn là người sáng lập ra nghề đúc Đồng, người xây dựng hàng trăm ngôi chùa gắn liền với việc chữa bệnh cứu người trên khắp đất nước Việt Nam. Nhiều ngôi chùa lớn còn tồn tại đến ngày nay như: Chùa Bái Đính, chùa Cổ Lễ, chùa Non Nước, chùa Địch Lộng, chùa Quỳnh Lâm, chùa Am Tiên, chùa Trông, chùa Kim Liên, chùa Hàm Long…Đặc biệt gần đây đã phát hiện ra tại Đền Thượng, xã Ngọc Thủy, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình còn lưu trữ nhiều Đạo sắc, mới được phát hiện và khám phá.
Qua đó khẳng định Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không không chỉ là một Thiền sư có pháp thuật cao, mà còn là một nhà Y Dược tài ba từ thế kỷ thứ XI. Ông tổ của nghề Đúc đồng Việt Nam. Những tài năng, công lao đóng góp của ông đã tỏa sáng đến tận hôm nay.
Tại Hội thảo cũng có nhiều ý kiến phảm biện, đề nghị làm rõ thêm, bổ sung những tư liệu, Văn bia, sắc phong mới phát hiện được, làm cơ sở cho các “Hội thảo tiếp theo về “ Thân thế và sự nghiệp của Lý Triều Quốc sư Nguyễn Minh Không”