Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/06/2023 07:19 (GMT+7)

Giải bài toán kinh tế báo chí đối với các tạp chí khoa học

Ngày 27-6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Vấn đề kinh tế báo chí đối với các tạp chí khoa học của Liên hiệp Hội Việt Nam”.

Trong hệ thống các cơ quan báo chí hiện nay của Việt Nam, ngoài các cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, thành phố hoạt động như đơn vị sự nghiệp công lập được cấp kinh phí hoạt động (hoàn toàn hoặc một phần) thì có hơn 70 cơ quan báo chí thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam phần lớn đang thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính.

Theo PGS. TS. Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam có hệ thống báo chí lớn, tiềm năng phát triển mạnh các hoạt động thông tin, phổ biến kiến thức, tư vấn phản biện và giám định xã hội, là kênh quan trọng trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

tm-img-alt

PGS. TS. Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Thời gian qua, báo chí trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam đã không ngừng cải thiện nội dung, phương pháp làm báo, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin ngày càng cao của các nhà khoa học, trí thức và bạn đọc cả nước. Tuy nhiên, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan báo chí trong giai đoạn hiện nay là rất lớn, trong đó có vấn đề kinh tế báo chí.

Bàn về câu chuyện chuyển đổi số báo chí, ông Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: "Trong xu hướng chuyển đổi số, các cơ quan báo chí bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị, cần làm tốt và bắt kịp xu thế vận động và phát triển của kỷ nguyên công nghệ số. Nếu cơ quan báo chí chuyển đổi số thành công, cần phải có công nghệ và giải pháp hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và sự liên kết giữa các cơ quan báo chí. Do đó, kinh tế báo chí trong xu hướng chuyển đổi số đã tiệm cận dần đến từ khóa "kinh tế báo chí số".

tm-img-alt

Ông Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị

Để phát triển kinh tế báo chí trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, theo ông Nguyễn Thành Lợi, báo chí cần phải thay đổi tư duy, cần coi trọng công nghệ làm báo hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà các cơ quan báo chí trên thế giới đã đưa ra triết lý làm báo mới: Nội dung và công nghệ phải song trùng. Quan điểm “Công nghệ là Nữ hoàng" hay "Công chúng là số 1" đã và đang chi phối thị trường báo chí toàn cầu, trong đó Việt Nam không nằm ngoại lệ.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí truyền thông cần xây dựng bộ phận và đội ngũ những người làm truyền thông, quảng cáo chuyên nghiệp. Tăng cường tổ chức sự kiện, tham gia các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng. Những hoạt động trách nhiệm xã hội đó, làm tăng uy tín và thương hiệu của các cơ quan báo chí, đây là 1 trong 4 trụ cột trong chiến lược phát triển dài lâu của cơ quan báo chí trong tương lai.

Theo Bà Trần Thị Giang - Phó Tổng Biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn Tạp chí Tự động hóa ngày nay đề xuất, báo chí thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam cần coi trọng đồng bộ công tác đổi mới nội dung và phát hành, có chiến lược phát triển nguồn thu cho cơ quan báo chí, tạo cơ chế chính sách hợp lý để huy động nguồn lực tập thể. Tăng tính chủ động, sáng tạo và năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên trong tòa soạn báo chí. Xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng tài chính phù hợp đặc thù của hoạt động báo chí.

tm-img-alt

Ông Đào Quang Bính - Tổng Thư ký Tòa soạn Thời báo Kinh tế Việt Nam

Ông Đào Quang Bính - Tổng Thư ký Tòa soạn Thời báo Kinh tế Việt Nam chia sẻ: Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, nhu cầu quảng bá sản phẩm xuất hiện và ngày càng lớn. Do có tính thị trường kép với hai nguồn thu chính từ độc giả và từ nhà sản xuất-nhà quảng cáo, nguồn thu của báo chí ngày càng đa dạng, tạo điều kiện cho báo chí phát triển mạnh mẽ. Hai điểm tựa quyết định cho kinh tế báo chí, kinh tế truyền thông là sản phẩm báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Kinh tế báo chí trở thành động lực phát triển cho báo chí.

tm-img-alt

Đại biểu phát biểu

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận thêm một số nội dung về chuyển đổi số đa nền tảng - công cụ để phát triển kinh tế báo chí; nâng cao khả năng tự chủ tài chính với cơ quan báo chí... Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp để các đơn vị báo chí tự chủ của Liên hiệp Hội Việt Nam tháo gỡ khó khăn như: Coi trọng đồng bộ công tác đổi mới các nội dung và phát hành; xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng tài chính phù hợp với đặc thù của hoạt động báo chí; tăng cường kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản…

Xem Thêm

Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh làm việc với Nhà xuất bản Tri thức
Ngày 10/8, tại Trụ sở Liên hiệp Hội Việt Nam PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch đã làm việc với Nhà xuất bản Tri thức; cùng làm việc có đồng chí Lê Thanh Tùng, Trưởng ban TT&PBKT. Về phía NXBTT, đồng chí Phạm Thị Bích Hồng, Giám đốc – Tổng biên tập; đồng chí Bùi Thị Thu Hằng, Phó giám đốc và các cán bộ, biên tập viên của Nhà xuất bản.
TS Vũ Thanh Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được bầu làm Phó Chủ tịch (kiêm nhiệm) Liên hiệp Hội Việt Nam
Ngày 28/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ 9 (khóa VIII). Đồng chí Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Đồng chí Phạm Ngọc Linh – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và Đồng chí Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.

Tin mới

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) đã khai mạc vào sáng 29-11 tại Hà Nội. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội; Sở Thông tin và Truyền thông và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), phối hợp tổ chức với chủ đề “Khai thác dữ liệu – Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.
Phú Thọ: Đánh giá tác động của chính sách đến chương trình mỗi xã một sản phẩm
Ngày 27/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KHKT) tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá tác động của chính sách đến chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - những vấn đề thực tiễn đặt ra và đề xuất giải pháp đối với tỉnh Phú Thọ.
Phú Yên: Nơi góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng
Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Hội BVQLNTD) tỉnh thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Phú Yên đã trải qua ba kỳ đại hội với nhiều hoạt động đa dạng, hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch, mua bán để trở thành những người tiêu dùng thông minh.
Bình Định: Nâng cao năng lực xây dựng các dự án bảo tồn
Từ 19-21/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam của Quỹ Môi trường toàn cầu (thuộc Chương trình phát triển Liên Hợp quốc – viết tắt: UNDP-GEF/SGP) phối hợp với Liên hiệp Hội Bình Định tổ chức “Hội thảo Nâng cao năng lực xây dựng các dự án bảo tồn – phát triển”.