Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 22:01 (GMT+7)

Hội kỹ sư Ôxtrây-lia với việc thẩm định và công nhận chương trình đào tạo kỹ sư của trường Đại học

VÌ SAO HỘI KỸ SƯ LẠI ĐƯỢC GIAO THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG NHẬN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO?

Trước hết vì Hội Kỹ sư là một tổ chức nghề nghiệp có uy tín, là đại diện cho các kỹ sư của Ô-xtrây-lia. Với kinh nghiệm thực tế và uy tín chuyên môn, Hội hoàn toàn đủ tư cách và khả năng để đánh giámột chương trình đào tạo.

Thứ hai, Hội Kỹ sư là tổ chức chuyên môn nghề nghiệp rất có uy tín với các nước, thể hiện qua các hiệp định công nhận trình độ kí kết giữa Hội với các hội khác trên thế giới. Việc Hội tham gia đánhgiá chương trình đào tạo là rất phù hợp với mục đích mở rộng hợp tác quốc tế và tạo khả năng cho các kỹ sư mới tốt nghiệp có thể đi hành nghề ở các quốc gia khác, đây cũng là một sự khẳng định nănglực đào tạo của các trường đại học Ô-xtrây-lia với quốc tế.

Thứ ba, để đánh giá một chương trình cần có một tổ chức đánh giá độc lập với cơ sở xây dựng chương trình. Suy cho cùng chương trình lập ra để đào tạo, nhưng đầu ra của đào tạo phải được xã hội thừanhận, nếu không đào tạo sẽ chỉ để đào tạo vì những người được đào tạo ra không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Vì vậy giao việc đánh giá và thẩm định một cách độc lập cho một tổ chức chuyên môn nghềnghiệp có uy tín là hoàn toàn phù hợp

MỤC ĐÍCH CỦA THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ

Nhằm tăng cường sự tin cậy của cộng đồng xã hội thể hiện qua việc tiếp nhận những người kỹ sư có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của Hội đồng trung ương Hội Kỹ sư đề ra, có đủ hiểu biết cả về líthuyết lẫn năng lực thực hành của một kỹ sư (trích Chỉ thị Hoàng gia với Hội Kỹ sư)1.

Theo mục đích trên, Hội Kỹ sư cần phải có trách nhiệm đánh giá các chương trình đào tạo kỹ sư của các trường đại học và công nhận các chương trình đó đã chuẩn bị một cách đầy đủ kiến thức và kỹ năngcho các sinh viên kỹ thuật để bước vào nghề nghiệp và trở thành thành viên của hội - hội viên là kỹ sư mới tốt nghiệp.

LỢI ÍCH CỦA THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG NHẬN CHƯƠNG TRÌNH

- Tạo ra một đội ngũ đông đảo các kỹ sư thoả mãn tiêu chuẩn 1 của đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp quốc gia: phải có quá trình đào tạo kỹ sư 4 năm ở bậc đại học,

- Công khai xác nhận những chương trình đào tạo kỹ sư của trường đại học : chương trình này đã được một tổ chức chuyên môn nghề nghiệp tương ứng, độc lập với đơn vị đào tạo, xác nhận là đã đáp ứngnhững chuẩn mực mà chương trình đã đề ra,

- Đảm bảo về mặt vị thế chuyên môn mà các trường Đại học Ô- xtrây-lia đào tạo kỹ sư có thể đem lại cho các sinh viên tương lai của Ô- xtrây-lia và quốc tế,

- Là cơ sở để so sánh quốc tế, công nhận lẫn nhau và tạo khả năng di chuyển nơi làm việc cho các kỹ sư mới tốt nghiệp,

- Là bản thông điệp với nhà nước và các trường đại học về các yêu cầu cơ bản của chương trình đào tạo chuyên môn và nguồn lực cần có để đáp ứng một cách hợp lí các yêu cầu đó,

- Tạo điều kiện thu nhận ý kiến phản hồi với việc xây dựng các chương trình đào tạo mới, hình thức chuyển giao tri thức, quản lí điều hành các nhà trường và hỗ trợ việc khuyến khích sáng tạo và thựchiện đào tạo tốt.

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Hội đồng thẩm định (sau đây gọi là Hội đồng) có trách nhiệm thực hiện các chính sách do Hội đồng trung ương Hội Kỹ sư đề ra.

Thành phần của Hội đồng:

- Phó Chủ tịch Hội Kỹ sư chiụ trách nhiệm việc hình thành năng lực nghề nghiệp,

- 5 thành viên khác do Hội đồng trung ương chỉ định,

- 1 trong 5 thành viên đó được cử làm chủ tịch hội đồng,

- 2 thành viên thuộc về các tổ chức sản xuất rất có uy tín trong ngành (nhưng không phải trường đại học ), đã sử dụng một số lượng lớn các kỹ sư được đào tạo,

- Ít nhất có một người của Hội đồng là giảng viên cao cấp và có kinh nghiệm nghề nghiệp,

- Khi cử các thành viên của Hội đồng, Hội đồng trung ương Hội Kỹ sư đã xem xét để đảm bảo sự cân đối về giới và mỗi thành viên của hội đồng đều là những chuyên gia thuộc các chuyên ngành kỹ thuậtkhác nhau.

Nhiệm vụ của Hội đồng:

- Thông qua đề cương chi tiết và quy trình thẩm định.

- Giám sát các chương trình hoạt động.

- Tiếp nhận báo cáo và các chương trình đào tạo kỹ sư, quyết định tiến hành thẩm định và công nhận một chương trình đào tạo nào đó và các điều kiện cần đáp ứng,

- Trả lời các khiếu nại liên quan tới quá trình thẩm định hoặc các đề nghị thay đổi,

- Giám sát việc xây dựng và thực hiện các thoả ước công nhận chương trình và công nhận trình độ kỹ sư giữa Ô-xtrây-lia và các nước khác,

- Báo cáo định kì cho Hội đồng trung ương về công việc của Hội đồng và, vào những thời điểm thích hợp , kiến nghị với Hội đồng trung ương có những thay đổi về chính sách thẩm định và công nhận,

- Tăng cường phổ biến thông tin về phát triển và khuyến khích đào tạo tốt trong việc đào tạo kỹ sư,

- Tư vấn cho Hội đồng trung ương, xuất hiện trước công chúng với tư cách là đại diện trong lĩnh vực đào tạo kỹ sư.

CÁC TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG NHẬN

Tiêu chuẩn phổ quát với kỹ sư:

Các kỹ sư, bất cứ ngành kỹ thuật nào cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

1. Nắm vững kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành kỹ thuật,
2. Có khả năng giao tiếp có hiệu quả,

3. Có trình độ kỹ thuật chuyên sâu về ít nhất một chuyên ngành kỹ thuật,

4. Có khả năng xác định vấn đề , hình thành các ý tưởng và đề ra giải pháp cụ thể để xử lí,

5. Có khả năng sử dụng cách tiếp cận hệ thống để thiết kế và điều hành hoạt động thực tiễn,

6. Có khả năng hoạt động độc lập; theo nhóm và cũng có khả năng làm người lãnh đạo hoặc nhà quản lý,

7. Am hiểu trách nhiệm về môi trường, trách nhiệm toàn cầu, văn hoá, xã hội và nhu cầu phát triển bền vững,

8. Am hiểu các nguyên tắc thiết kế để đảm bảo phát triển bền vững,

9. Am hiểu và cam kết thực hành đạo đức nghề nghiệp,

10. Mong muốn được tiếp tục học tập, học suốt đời và có khả năng để học tập.

Những nội dung chính của thẩm định chương trình:

- Môi trường dạy và học,

- Các chương trình đào tạo cụ thể,

- Điều kiện để sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất và đời sống,

QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH

1. Trường ĐH trình đơn xin thẩm định,

2. Hội Kỹ sư tiếp nhận đơn, vào lịch và đề nghị gửi các tài liệu đầu tiên, xác định ngày đến thăm khảo sát tại trường và ngày công bố quyết định cuối cùng,

3. Trường ĐH đệ trình các tài liệu đầu tiên; đệ trình một cách toàn diện các tài liệu đề cập tới việc thoả mãn các tiêu chuẩn để thẩm định và công nhận và sẵn sàng đưa ra các bằng chứng chứng minhcác tiêu chuẩn đã được thoả mãn.

Ban thẩm định:

Hội đồng thẩm định và công nhận của Hội sẽ cử ra một ban cụ thể để rà soát các tài liệu đầu tiên, ban này gồm:

- Trưởng ban,

- Bộ phận chuyên môn chính gồm 3 thành viên, là những ngưòi có bề dày kinh nghiệm cũng như hiểu biết rộng rãi về kỹ thuật để có thể xem xét những kết quả phổ quát (đối chiếu với 10 tiêu chuẩn phổquát) mà chương trình có thể đem lại cho sinh viên và đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo của trường,

- Các thành viên tư vấn: mỗi chương trình chuyên môn cần 1 người, chức năng của bộ phận này là đánh giá (trên cơ sở các tài liệu đầu tiên đựơc đệ trình), xem chương trình đào tạo có đúng như tên gọicủa nó.

- Nếu các tài liệu đầu tiên được coi là đáp ứng yêu cầu, ngày Hội đồng đến thăm và khảo sát nhà trường sẽ được xác định, nếu tài liệu bị coi là không đáp ứng, cơ sở đào tạo có thể đựơc yêu cầu cungcấp thêm tài liệu và ngày đoàn đến khảo sát sẽ thay đổi.

Thăm khảo sát

Thông thường chuyến thăm khảo sát chỉ bao gồm các thành viên bộ phận chuyên môn chính, trong những trường hợp đặc biệt đoàn có thể thêm một thành viên thuộc bộ phận tư vấn, khi có những vấn đề lớnxuất hiện qua việc xem xét các tài liệu đầu tiên.

Chuyến thăm khảo sát thường kéo dài 2 ngày và chủ yếu tập trung:

- Xem xét hệ thống và quy trình đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo,

- Phê chuẩn các mục tiêu của chương trình nêu ra và các sinh viên tốt nghiệp đã đáp ứng các tiêu chuẩn phổ quát,

- Đánh giá các yếu tố chưa sẵn sàng nêu ra trong tài liệu đầu tiên đệ trình.

Trong chuyến khảo sát thành viên trong đoàn sẽ:

- Kiểm tra và thảo luận về các kết quả do hệ thống và quy trình đào tạo tạo ra,

- Đánh giá các yếu tố: không khí tri thức trong khoa và trường, tinh thần và cơ cấu của đội ngũ cán bộ giáo viên và sinh viên, văn hoá đào tạo và các hiểu biết chung về các phát triển mới trong lĩnhvực đào tạo và thực hành nghề nghiệp kỹ thuật,

- Nghe và thảo luận về quy trình đánh giá và xem xét các ví dụ điển hình về công việc của sinh viên, tập trung vào các tiêu chuẩn phổ quát,

- Xem xét các mẫu vấn đề được nêu ra trong tài liệu, đặc biệt các vấn đề liên quan tới phòng thí nghiệm, các phương tiện hỗ trợ học tập và các vấn đề khác do chuyên gia tư vấn chuyên môn nêura.

-Cuối thời gian khảo sát đoàn sẽ trao đổi những nhận xét đầu tiên của đoàn với đại diện lãnh đạo trường. Tuy nhiên đoàn không thể thay mặt Hội đồng thẩm định. Các ý kiến về các vấn đề phát hiện trongđợt khảo sát cũng không được nêu ra ở thời điểm này

Dự thảo báo cáo chuyến khảo sát

Sau đợt khảo sát đoàn sẽ dự thảo báo cáo để đệ trình Hội đồng thẩm định và công nhận, dự thảo báo cáo sẽ được gửi lại trường ĐH. Sau 2 tuần kể từ khi nhận được dự thảo báo cáo trường phải gửi văn bảný kiến đồng ý hoặc không đồng ý với dự thảo báo cáo.

Báo cáo chính thức và quyết định của Ban thẩm định

Ban sẽ xem xét báo cáo chính thức và quyết định:

- Công nhận hoặc công nhận lại một cách toàn diện (full accreditation) chương trình đào tạo không kèm theo điều kiện nào. Công nhận này có giá trị trong thời hạn 5 năm.

- Chấp thuận công nhận hoặc tái công nhận, có giá trị trong vòng 5 năm đối với các chương trình mà cơ sở đào tạo đồng ý sẽ cung cấp những thông tin cụ thể hoặc tiến hành các biện pháp tích cực đểkhắc phục và có các báo cáo về các biện pháp đó trong vòng 1 năm. Nếu sau 1 năm các điều kiện thoả thuận không được thực hiện, Hội đồng sẽ chuyển thành công nhận có điều kiện (conditionalaccreditation) cho chương trình thêm 1 năm nữa và chỉ 1 năm thôi.

- Chấp thuận công nhận có điều kiện trong vòng 1 năm: trong vòng 1 năm này nhà trường phải có những biện pháp khắc phục những yếu kém đã nêu trong báo cáo. Sau 1 năm, nếu trường đã đáp ứng đủ yêucầu, chương trình sẽ được công nhận và có giá trị trong vòng 5 năm tới. Trong trường hợp cần thiết, một đợt khảo sát có thể được tiến hành để phê chuẩn kết quả của các hoạt động khắc phục. Ngược lại,chương trình sẽ bị đình chỉ công nhận sau 2 năm.

- Công nhận tạm thời - áp dụng cho các chương trình mới đang trong giai đoạn triển khai.

- Từ chối công nhận nếu trường hợp này xảy ra, phải sau 2 năm, cơ sở đào tạo mới được đệ đơn xin xem xét được thẩm định và công nhận.

Cứ 5 năm 1 lần, các chương trình đào tạo kỹ thuật lại được đề nghị cho thẩm định và công nhận.

Tất cả các tiêu chuẩn và quy trình thẩm định và công nhận chương trình đào tạo kỹ sư cũng là những điều kiện và cơ sở để Hội Kỹ sư duy trì chuẩn mực nghề nghiệp của một tổ chức nghề nghiệp theo hiệpđịnh quốc tế Oa-sinh-tơn2 mà Hội tham gia, đồng thời đây cũng là các bằng chứng chứng tỏ khả năng đáp ứng các yêu cầu đào tạo của Kỹ sư APEC mà Ô-xtrây-lia là thành viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Cẩm nang hướng dẫn thẩm định các chương trình đào tạo Kỹ sư của Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia, tái bản, 7/1999.

- Báo cáo của Andrew Downing, chuyên gia thẩm định, Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia, chủ nhiệm khoa Kỹ Thuật, Đại học tổng hợp Adelaite, bang Nam Ô-xtrây-lia, Ô-xtrây-lia, tháng 8 năm 2000, tại Hà Nội.

- Báo cáo của Ông Peter Walker, chuyên gia Đánh giá kỹ sư chuyên nghiệp, Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia, tháng 5 năm 2002.

Ghi chú :

1. Chỉ thị Hoàng gia là chỉ thị công nhận Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia

2. Hiệp định Washington là hiệp định kí kết tại Washington giữa các Hội Kỹ sư thuộc 8 quốc gia và lãnh thổ là Ô-xtrây-lia, Canađa, Ai- rơ- len, Niu Dilân, Hoa Kì, Anh, Nam Phi, HồngKông.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Theo chương trình hành động số 287-CTr/ĐĐLHHVN, ngày 28/03/2024; thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII "Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới".
Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.