Hội đồng khoa học quốc tế kêu gọi ý kiến của chuyên gia về khoa học đối với việc chuyển đổi bền vững và sự chuyển đổi của các hệ thống khoa học
Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) tìm kiếm các đóng gópđể hình thành chương trình hành động ưu tiên cho khoa học nhằm thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) vào năm 2030.
Trong vài tháng gần đây, đại dịch COVID-19 đã nhắc nhở chúng ta về bản chất liên kết của những thách thức chung và toàn cầu mà chúng ta phải đối mặt, áp lực ngày càng tăng đối với môi trường, và gây nguy hiểm không chỉ cho sức khỏe cộng đồng mà còn cho nền kinh tế và xã hội. Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các cú sốc quy mô lớn trong tương lai, việc đạt được mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 và 17 mục tiêu phát triển bền vững càng trở nên quan trọng và cấp bách.
Cùng với việc giải quyết đại dịch COVID-19, việc huy động hành động khoa học toàn cầu là điều cần thiết nếu chúng ta muốn đạt được Chương trình nghị sự 2030. Nhận thức được tính cấp thiết này, các nhà tài trợ khoa học và cộng đồng nghiên cứu đã khởi xướng “Thập kỷ Hành động Khoa học Bền vững Toàn cầu” nhằm thúc đẩy hành động tập thể đẩy nhanh tác động của khoa học và tài trợ khoa học để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu này, các nhà tài trợ khoa học đã yêu cầu ISC tập hợp những hiểu biết sâu sắc và ý tưởng của cộng đồng khoa học toàn cầu rộng lớn hơn về các ưu tiên quan trọng đối với khoa học giúp hỗ trợ và cho phép toàn xã hội hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
ISC kêu gọi các tổ chức thành viên đóng góp ý kiến chuyên gia về các ưu tiên cho khoa học có thể mang lại thay đổi cuộc chơi trong hai lĩnh vực liên quan:
i) Khoa học cho chuyển đổi bền vững và
ii) Sự chuyển đổi của hệ thống khoa học
Đây là cơ hội duy nhất để cộng đồng khoa học quốc tế tư vấn cho các nhà tài trợ khoa học về sự ủng hộ mà khoa học cần để tối đa hóa tác động của nó đối với việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong thập kỷ tới.
Các chuyên gia có thể đóng góp ý kiến trực tiếp cho Hội đồng Khoa học Thế giới bằng cách thực hiện khảo sát theo đường link: https://council.science/science-funding/global-call/trước ngày 2 tháng 10 năm 2020.
Tất cả các ý kiến đóng góp sẽ được phân tích và tập hợp thành các nhiệm vụ khoa học theo chuyên đề cho các mục tiêu phát triển bền vững và được trình bày cho các nhà tài trợ khoa học vào năm 2021, với mục đích định hình các ưu tiên tài trợ nghiên cứu và nghiên cứu toàn cầu trong những năm tới, cũng như khám phá cơ hội hợp tác chiến lược giữa các nhà tài trợ.
VUSTA với vai trò là thành viên của ISC kêu gọi các nhà khoa học trong nước, các hội thành viên của VUSTA tham gia đóng góp trực tiếp cho nội dung quan trọng nói trên của ISC.
Ban Hợp tác Quốc tế