Hoạt động nông nghiệp thông minh của các Liên hiệp Hội địa phương
Ở Việt Nam,Nông nghiệp thông minh với khí hậu đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều bên liên quan, từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tới các doanh nghiệp,…
Trong đó các đơn vị thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) với lợi thế có nhiều chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong các hoạt động này nhất là khẳ năng huy động tổ chức phi chính phủ vào tiến trình thúc đẩy CSA tại Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực, tham gia đóng góp vào xây dựng chính sách, văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ liên quan đến phát triển ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp thông minh với khí hậu nói riêng ,giúp cộng đồng dân cư tại các địa phương chịu ảnh hưởng về ngành nông nghiệp nông thôn để phát triển nông nghiệp xanh một cách bền vững.
Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) khởi xướng Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF SGP) vào năm 1992. GEF SGP đã tài trợ cho một số đơn vị thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, các đơn vị này đã triển khai hiệu quả nhiều dự án và được cộng đồng ghi nhận như ở Thanh Hóa, Bình Định, Hà Tĩnh…
Giống lúa ĐV 108PT được đưa vào sản xuất (ảnh sưu tầm theo tài liệu báo cáo)
Điển hình như thành công của dự án Lúa xã Phước Hòa – Tuy Phước; dự án Lạc xã Binh Thuận - Tây Sơn từ mô hình canh tác lúa thích ứng úng ngập, phèn mặn ở vùng ve đê đông huyện Phù Cát, Tuy Phước tỉnh Bình Định. Do TS. Nguyễn Thị Tố Trân - Liên hiệp các Hội KHKT tình Bình Định nhằm duy trì sản xuất lúa hiệu quả, hạn chế tình trạng hoang hóa đất trồng lúa trong điều kiện nhiễm mặn gia tăng vì nước biển xâm nhập sâu do tác động của biến đổi khí hậu ở vùng ven đê Đông tỉnh Bình Định. Kết quả của dự án này đã chuyển giao kỹ thuật cho 2.077 lượt nông dân xây dựng mô hình: 147 ha /4 vụ/ 2năm mang lợi nhuận tăng 2.654.000 – 2.827.000 đồng/ha, duy trì sản xuất, ổn định sinh kế cộng động, hạn chế hoang hóa đất, phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Với dự án Phát triển mở rộng các mô hình hiệu quả tại dự án CBA Cẩm Tâm - huyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa do Hội KH Thuỷ lợi Thanh Hoá thực hiện đã góp phần tăng cường năng lực quản lý, khai thác tài nguyên bền vững vùng đất dốc, xây dựng 15 bể trung chuyển nước, lắp đặt mới 2100m đường ống dẫn nước, 15 bể thu trữ nước mưa tại xã Cẩm Vân, 46,8ha rừng (keo) được trồng mới, xây dựng mương đồng mức hạn chế lũ từ ngân sách đối ứng. 15 hộ dân ven sông Mã thường bị ngập do lũ tại xã Cẩm Vân được vay vốn mua bể chứa nước bằng inox, 64 hộ dân được hỗ trợ vay vốn và kỹ thuật trong mô hình trồng rừng tại 2 xã Cẩm Châu và Cẩm Tâm (tổng diện tích rừng mô hình là 46,8ha).
Sơ đồ vị trí dự ánhuyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa (ảnh sưu tầm theo tài liệu báo cáo)
Dự án Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nước mắm được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Hà Tĩnh thực hiện tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên tĩnh Hà Tĩnh đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương mà người được hưởng lợi chính là các hộ dân sản xuất nước mắm với lao động đa số là nữ đã giảm được sự lao động nặng nhọc, đồng thời, cải thiện môi trường quan trọng cho làng nghề. Các mô hình khi thực hiện trên 20 hộ dân với 27 modul trong khu quy hoạch làng nghề chung của hợp tác xã tạo ra một phương thức sản xuất mới cho làng nghề với kết quả vượt trội…