Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 28/06/2005 01:27 (GMT+7)

Hoa hòe giúp bảo vệ thành mạch

Cây hoa hòe còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học là Sophora japonica L. Hoa hòe cho tác dụng tốt khi chưa nở, thu về phơi khô hoặc sấy lửa than vàng, có mùi thơm dễ chịu. Đôi khi người ta còn dùng cả quả cây hoa hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).

Cây hoa hòe chịu đất xốp, độ ẩm vừa, bóng râm mát. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có 7-17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng. Mùa hoa là tháng 7-9 âm lịch. Cây hoa hòe trồng bằng hạt, dâm cành đạt tỷ lệ sống thấp. Cây sống lâu, sau 3-4 năm mới thu hoạch được hoa, và chỉ nụ non mới có tác dụng làm thuốc.

Hoa hòe chứa 6-30% rutin. Đây là một glucozid, giúp tăng cường sức bền của mao mạch. Trong quả hòe cũng có rutin.


Theo Đông y, hoa hòe vị đắng, tính bình, quả có vị đắng tính hàn. Hoa hòe vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. Hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết. Hoa hòe còn có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp trong vữa xơ động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não… Trong lâm sàng các bệnh nội, ngoại khoa, sản phụ khoa..., khi bệnh nhân bị ra máu, người ta thường chỉ định thuốc có rutin kết hợp với vitamin C liều cao.

Rutin còn có tác dụng rất tốt trong phác đồ điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao xơ nhiễm phổi…

Với tác dụng bảo vệ thành mạch, hoa hòe rất tốt đối với những bệnh nhân cao huyết áp giai đoạn 1và sau tai biến mạch máu não. Vì vậy, nếu có nhu cầu điều trị hỗ trợ các bệnh này tại gia đình, chúng ta nên trồng cây hoa hòe để sử dụng khi cần thiết.

Nguồn: vnexpress.net     26/6/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…