Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 20/01/2015 22:12 (GMT+7)

Hiệu quả với mô hình sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo chuyên gia tư vấn Nguyễn Hữu Thọ, việc triển khai các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu do MCD tổ chức đã được lãnh đạo địa phương và cộng đồng dân cư ven biển đánh giá rất cao, tạo điều kiện tăng thu nhập cho các hộ nghèo.

Ngoài việc hỗ trợ về kiến thức và vốn cho hộ nghèo phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nó đã làm cho cộng đồng nâng cao nhận thức về biến đổi  khí hậu, từ đó có những hành động dần thích ứng trong cuộc sống, trong đó có việc lựa chọn sinh kế.

Bà Hoàng Thị Ngọc Hà, tư vấn sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu, đánh giá việc xây dựng sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân vùng đồng bằng ven biển là nhu cầu cấp thiết nhằm tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó với biến đổi khí hậu bởi người dân khu vực này có năng lực thích ứng hạn chế do thu nhập thấp và ít có khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, dịch vụ và giáo dục.

“Đa số họ sống ở những vùng địa lý nhạy cảm về khí hậu, đặc biệt là nông nghiệp và thủy sản hầu như không có cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp. Về cơ bản, hỗ trợ sinh kế thường được cung cấp tới các cộng đồng sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nhằm giúp họ giảm sự phụ thuộc cũng như tác động tiêu cực lên tài nguyên thiên nhiên và làm giảm tính dễ bị tổn thương trước những sự thay đổi từ bên ngoài như các cú sốc, các khuynh hướng, tính mùa vụ. Nói cách khác, các giải phá, mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp người dân cải thiện thu nhập một cách bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả hơn”, bà Hà nhấn mạnh.

Qua thực tiễn áp dụng ở các hộ dân ở 3 vùng dự án cho thấy các kỹ thuật sản xuất cải tiến nói chung và ứng dụng công nghệ sinh học nói riêng trong chăn nuôi, trồng trọt là một lựa chọn phù hợp, hiệu quả, có tính thích ứng cao và bền vững.

“Nhà tôi chăn nuôi bao năm rồi nhưng chưa bao giờ thấy thoải mái thế này, vì cái đệm lót sinh học nó giải quyết được vấn đề phân và nước thải, sạch sẽ mà vẫn tiết kiệm nước, đỡ phải dọn hằng ngày. Lợn con nào cũng khỏe. Tôi đã đầu tư thêm 1 chuồng và nuôi chục con nữa. Xã hôi nhiều người đến hỏi kinh nghiệm lắm, tôi hướng dẫn cho 5 – 6 hộ làm nền chuồng rồi. Ai nuôi lợn cũng làm đệm lót sinh học”, anh Nguyễn Văn Thiện, xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, chia sẻ.

Theo bà Hà, bên cạnh những giá trị kinh tế trực tiếp mà các mô hình, giải pháp can kinh kế mang lại cho nông dân là các lợi ích quan trọng về mặt môi trường. Đó là tính thích ứng, chống chịu lâu dài với các điều kiện  thiên tai cực đoan có nguy cơ gia tăng.

MCD2 11

Thông qua dự án này, kết quả cho thấy 100% số mô hình dự án triển khai đã chứng minh được khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, thể hiện ở việc giảm bớt phát thải khí nhà kính và chống chịu tốt hơn với các điều kiện thời tiết cực đoan thường xảy ra ở 3 địa bàn huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định), huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình), và đảo Cát Bà (TP Hải Phòng). 83% hộ dân được hỏi ghi nhận tính thích ứng thời tiết của các mô hình này tốt hơn so với lối sản xuất truyền thống.

Từ những lợi ích về mặt kinh tế và môi trường mà dự án mang lại, ông Thọ kiến nghị đơn vị tài trợ và MCD tiếp tục hỗ trợ cho cộng đồng dân cư nhân rộng các kinh tế; thay đổi một số sinh kế cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Trong các sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu do MCD lựa chọn và tiến hành thí điểm đều có những đặc tính nổi trội, rất tốt  để phát triển trong việc  thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế không phải sinh kế nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế để có thể áp dụng và triển khai diện rộng.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.