Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 12/07/2005 16:03 (GMT+7)

Hé lộ chân dung người Việt cách đây 2.000 năm

Chiếc sọ được TS Nguyễn Văn Việt chọn để phục chế nằm trong khu di chỉ Động Xá (Hưng Yên) có niên đại từ 2.000-3.000 năm trước Công nguyên đến 500-600 năm sau Công nguyên. "Dựa vào những đồ thủy táng, cô gái này có độ tuổi khoảng 2.000 năm, tương ứng với thời kỳ Mỵ Châu - Trọng Thủy, hoặc tương ứng thời kỳ Hai Bà Trưng, đó là những thời kỳ lịch sử đang cần phải làm rõ thêm" - ông Việt cho biết. "Bước đầu tiên chúng tôi phải làm sạch sọ, công đoạn này phải mất tới 6 . Nếu ai trông thấy công việc này cũng thấy ghê, nhưng những chiếc sọ khoảng 2.000 năm thường rất sạch. Kết hợp các phương pháp của Gerasimov và của Anh, Mỹ, chúng tôi dựng thử chiếc sọ bằng mặt cắt nhìn nghiêng trên vi tính, và chỉ trong khoảng 2 tiếng, khuôn mặt thật của chiếc sọ đã hiện ra tương đối. Đó là một cô gái 17 tuổi, răng khôn có cái đã nhú, có cái còn chưa nhú. Sau đó chúng tôi tiến hành đổ khuôn chiếc sọ vì sọ là hiện vật, không được phép phục chế trực tiếp trên sọ. Công nghệ làm khuôn sọ khó nhất vì sọ có nhiều kẽ và ngách. Tiếp đến là tạo mô cơ cho khuôn mặt bằng đất dẻo đắp vào. Khi tái dựng được khuôn mặt cô gái, tôi vô cùng xúc động vì tôi đã trả lại khuôn mặt của một người có thật, có cuộc đời và số phận riêng. Cô có ngày sinh nhật 18/6, đó là ngày đầu tiên khuôn mặt thật của cô hiện ra. Tiếp theo, chúng tôi phục dựng sọ của một người đàn ông, trong quá trình này chúng tôi được biết người đàn ông đó khoảng 40-50 tuổi. Tất cả mô cơ chủ yếu do xương quy định, còn những đặc trưng như tóc thẳng hay tóc xoăn, mắt một mí hay hai mí, độ dày của môi... phụ thuộc vào sự hiểu biết của người tái tạo về nhân chủng học. Ví dụ mái tóc của cô gái, chiếc khuyên tai cô đeo, hai bím tóc và vành khăn đội đầu của người đàn ông hoàn toàn là tư liệu khảo cổ của thời kỳ Hùng Vương". Có một chi tiết thú vị mà TS Nguyễn Văn Việt phát hiện được qua nghiên cứu các sọ ở Động Xá: độ vẩu của người xưa rất phổ biến, tỷ lệ độ vẩu tăng hơn 5 đến 7 độ so với người ngày nay. Ngoài lý do về nhân chủng, còn có lý do người xưa thường ăn những thức ăn thô, cứng làm cho xương hàm phát triển và độ vẩu tăng lên. Hiện nay vẫn còn một số người có độ vẩu cao sống ở các tỉnh miền núi...

Giá thành phục chế một sọ người ở một số phòng thí nghiệm trên thế giới khoảng 1.000 USD, nhưng "tôi có thể khẳng định họ làm không tốt bằng tôi" - TS Việt cười dí dỏm. Quả là không thể tính ra bằng tiền công sức và những giọt mồ hôi mà TS Nguyễn Văn Việt và các cộng sự của ông đã bỏ ra hơn 2 năm trời học hỏi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp phục chế mặt người qua sọ mang tính đặc trưng của người Việt. Nhưng niềm đam mê phục chế chân dung người Việt cổ của ông đã được đánh thức từ thời sinh viên, khi được GS Hà Văn Tấn cho đọc cuốn sách Phục chế mặt người qua sọ của nhà cổ động vật học, khảo cổ học nổi tiếng người Nga Gerasimov. Sau chiến tranh, người đề xuất cho ông đi học lĩnh vực này cũng chính là GS Hà Văn Tấn với tâm nguyện sẽ có một ngày được nhìn thấy tổ tiên của người Việt cổ. "Tôi chỉ có niềm tin đối với ngành này khi nghiên cứu 100 mặt cắt chụp X-quang của sọ người hiện đại. Sau đó tôi được gặp gỡ với GS Unrich là học trò của Gerasimov tại Berlin. Ông động viên tôi rất nhiều sau khi xem các bản phục chế sọ người trên máy tính của tôi, và giúp tôi rất nhiều tài liệu có giá trị" - ông Việt kể.

"Khi đã có điều kiện đi sâu nghiên cứu về giải phẫu và cấu trúc xương, đặc biệt với thành công của 2 sọ người Đông Sơn, chúng tôi mong muốn xây dựng bộ môn này ở Việt Nam. Nếu được chuẩn bị tốt, chúng tôi có tham vọng sẽ xây dựng trung tâm phục chế mặt người theo sọ đầu tiên của khu vực. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà khoa học trong việc tìm ra đặc trưng chủng tộc của từng khu vực qua chân dung người cổ đã được tái tạo" - TS Nguyễn Văn Việt tâm sự.

Nguồn: VnExpress ngày 11/7/2005.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).