Hạt neutrino nhanh hơn ánh sáng
Tuyên bố mới của Ehrlich về hạt neutrino nhanh hơn ánh sáng dựa trên một phương pháp nhạy hơn nhiều so với việc đo tốc độ của chúng, cụ thể là bằng cách tìm ra khối lượng của chúng. Kết quả này dựa trên các tachyons có một khối lượng ảo, hay khối lượng âm bình phương. Các hạt khối lượng ảo có tính chất kỳ lạ là chúng tăng tốc độ khi mất năng lượng - giá trị khối lượng ảo của chúng được xác định bởi tốc độ khi diễn ra điều này. Theo Ehrlich, độ lớn của khối lượng ảo của neutrino là 0.33 electronvolts, hay 2/3 phần triệu khối lượng của electron. Ông suy ra giá trị này bằng cách cho thấy rằng sáu quan sát khác nhau từ các tia vũ trụ, vũ trụ học, và vật lý hạt đều thu được cùng một giá trị này trong biên độ sai sót của chúng. Ví dụ, một quan sát liên quan đến những biến thiên nhỏ trong bức xạ nền vũ trụ còn sót lại từ Big Bang, trong khi những quan sát khác liên quan đến hình dạng của phổ tia vũ trụ.
Những người hoài nghi tachyons thường trích dẫn các xung đột với thuyết tương đối. Thực tế, ý tưởng tachyons nhanh hơn ánh sáng lần đầu tiên được đề xuất trong một bài báo năm 1962 của George Sudarshan và đồng nghiệp Bilaniuk và Deshpande như một loại lỗ hổng trong tính tương đối. Einstein đã chỉ ra rằng các hạt (hoặc tàu vũ trụ) không thể được gia tốc bằng hay vượt quá tốc độ ánh sáng do cần phải có năng lượng vô hạn. Tuy nhiên, Sudarshan và các đồng nghiệp của ông gợi ý rằng nếu các hạt được tạo ra ban đầu có tốc độ nhanh hơn ánh sáng trong các va đập hạt sẽ không cần gia tốc hoặc năng lượng vô hạn -tiếc rừng điều này là không thể thực hiện đối với tàu vũ trụ!
Vài thập kỷ sau khi tachyons lần đầu tiên được đề xuất, và sau nhiều tìm kiếm không mang lại kết quả, ba nhà lý thuyết Chodos, Hauser, và Kostelecky đã đề xuất trong năm 1985 rằng chúng có thể ẩn trong tầm nhìn phẳng - cụ thể neutrino là tachyons. Ý tưởng này đã dẫn họ đến đề xuất rằng các proton sẽ phân rã beta khi di chuyển ở tốc độ đủ cao hướng về phía chúng ta. Thông thường, quá trình này là vi phạm quy luật vì nó không thể bảo tồn năng lượng, nhưng điều đó thay đổi nếu các neutrino là tachyons, năng lượng có thể âm trong các hệ quy chiếu nhất định nào đó - khi tachyons năng lượng âm di chuyển ngược thời gian. Đề xuất Chodos-Hauser-Kostelecky là tiền đề đã dẫn Ehrlich lao vào cuộc tìm kiếm năm 1999 khi ông tuyên bố ủng hộ ý tưởng neutrino là tachyons dựa trên một số nghiên cứu tia vũ trụ. Tuy nhiên, kết quả mới của ông dựa trên dữ liệu từ bốn khu vực khác ngoài tia vũ trụ, và do đó có sức thuyết phục hơn.
Ngoài ra, không giống như kết quả sai lầm ban đầu trong thí nghiệm OPERA, tuyên bố của ông không thể bị bác bỏ vì thiếu vắng một số hiện tượng cần được quan sát và do đó không công nhận tính đúng đắn của giả định. Một kiểm tra về tuyên bố của Ehrlich có thể từ thí nghiệm KATRIN, sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu trong năm 2015. Trong thí nghiệm này, khối lượng của neutrino có thể được tiết lộ bằng cách xem hình dạng của phổ trong phân rã beta của tritium, đồng vị nặng nhất của hydro. Một kiểm tra khác dựa trên các tia vũ trụ năng lượng cao thậm chí có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các dữ liệu hiện có. Tất nhiên, trước khi bạn cố gắng thiết kế một "điện thoại tachyon" để gửi tin nhắn ngược thời gian cho bản thân thì có lẽ nên chờ tuyên bố của Ehrlich được chứng thực bởi những người khác.