Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 04/11/2005 14:54 (GMT+7)

Hành tinh ngoài Thái dương hệ

Ngay từ năm 1686, Fontenelle (1657-1757, sống lâu 100 tuổi!) vừa có chân trong Viện Hàn lâm Văn chương Pháp, vừa có chân trong Viện Hàn lâm Khoa học, nơi ông ta làm Thư ký vĩnh viễn (Secrétaire perpétuel) đã xuất bản tác phẩm Entretiens sur la pluralité des mondes (Luận đàm về hiện tượng có nhiềuthế giới). Vừa đứng về phương diện logic, vừa theo môn học xác xuất thống kê, không thể nào Trái đất của chúng ta lại là hành tinh duy nhất trong vụ trụ có sự sống với các sinh vật thông minh. Riêng trong dải Ngân hà, trong đó có Thái dương hệ của chúng ta, đã có khoảng vài trăm tỷ ngôi sao, trong số đó có những ngôi sao đóng vai Mặt trời với các hành tinh chạy vòng quanh. Thế mà vũ trụ gồm hàng tỷ thiên hà như dải Ngân hà của chúng ta!

Edward Barmard (1857-1923), quốc tịch Hoa Kỳ, năm 1892 khám phá xung quanh một sao trong chòm Ophiucus cách Trái đất 6 năm ánh sáng (6x10 13km), 2 hành tinh:

- Một hành tinh có khối lượng bằng 0,8 khối lượng của Mộc tinh, tức là 0,8x19.10 26kg, vòng quanh sao mẹ một vòng mất 11 năm 7 tháng (một năm trên đó);

- Một hành tinh có khối lượng bằng 0,4 khối lượng Mộc tinh, tức 0,4x19.10 26kg, vòng quanh sao mẹ mất 20 năm (một năm trên đó).

Từ đó đến nay, một đằng, kể từ năm 1960, Francis Drake, ở Thiên văn đài Arecibo trên đảo Porto Rico thuộc Hoa Kỳ, liên tục phóng tín hiệu vào vũ trụ để cố gắng bắt liên lạc với một trong các hành tinh ngoài Thái dương hệ, nhưng cho tới nay ông không thành công và vũ trụ tiếp tục “im lìm sao chẳng trả lời lòng ta”!

- Một đằng, lâu lâu người ta lại loan báo phát hiện những hành tinh mới, ở ngoài Thái dương hệ, nhưng không chắc có đời sống trên đó:

* Năm 1996, 11 hành tinh

* Năm 1999, 10 hành tinh

* Năm 2000, 24 hành tinh

* Năm 2001, 20 hành tinh

* Năm 2002, kỷ lục với 28 hành tinh!

Mặt khác, gần nhất là hành tinh quanh sao Barnard, chỉ cách Trái đất có 6 năm ánh sáng; rồi đến hành tinh quanh Eridani, trong chòm sao Eridan, cách 10,6 năm ánh sáng. Xa nhất là các hành tinh cách Trái đất tới 1.700 năm ánh sáng, rồi đến các hành tinh ở xa 5.000 năm ánh sáng. Nếu ta nhớ lại dải ngân hà hình một cái bánh (tuy vẫn là hình xoắn ốc) dài 100.000 năm ánh sáng, dày 20.000 năm ánh sáng, thì tất cả các hành tinh tuy ở ngoài Thái dương hệ nhưng có nhiều khả năng ở trong dải Ngân hà. Đáng chú ý là tất cả các hành tinh ngoài Thái dương hệ đều nặng hơn Trái đất.

Những điều kiện cần thiết để có đời sống trên các hành tinh ngoài Thái dương hệ chắc gồm có:

- Một nhiệt độ thích hợp:đời sống chỉ có thể tồn tại trong những giới hạn nhiệt độ tương đối hẹp. Trên Trái đất của chúng ta, điểm có nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông có lẽ là Verkholansk (Siberi, - 79ºC), điểm có nhiệt độ cao nhất vào buổi trưa có lẽ là sa mạc Sahara(Algeri, + 60ºC). Dù sao thì các nhà Sinh học cho rằng tế bào sẽ chết nếu nhiệt độ vượt qua +100ºC và đời sống không thể tồn tại được nếu nhiệt độ xuống dưới -100ºC.

- Sự hiện hữu của nước:Từ 60% đến 90% thể tích của tế bào là nước và mỗi ngày một người uống ít ra là một lít nước. Đã đành là các sinh vật cấp dưới (lichen) có thể chịu đựng được hạn hán kéo dài và hoa hồng Jéricho ( Palestine ) cuộn tròn lại khi trời khô và duỗi ra khi trời ẩm, nhưng đấy chỉ là ngoại lệ! Nước là dung môi hoà tan nhiều chất nhất và điều hoà nhiệt độ vì tỷ nhiệt của nó lớn nhất trong các chất rắn và lỏng. Sự sống nảy nở khi chất hợp vô cơ CO 2(khí carbonic trong khí quyển) hợp với nước H 2O để cho oxygen (dưỡng khí) và chất hợp hữu cơ C 6H 12O 6(glucoz tức đường ngào) dưới tác dụng xúc tác của diệp lục tố (clorophyl) trong cây xanh và tác dụng của ánh Mặt trời: 6CO 2+ 6H 2O - > C 6H 12O 6+ 6O 2

Các phi thuyền của Hoa Kỳ lên Hoả tinh không phải để tìm vàng mà để tìm nước!

- Một khí quyển: Theo các nhà sinh học:

* Từ 0,4 atmospher trở lên, trên núi cao, bắt đầu có thực vật và động vật.

* Từ 0,5 atmospher tới 1 atmosphere (áp xuất chuẩn): thích hợp với đa số thực vật, động vật và con người.

* Trên 1 atmosphere tới 700 atmosphere (dưới biển) là giang sơn theo thứ tự của rong biển, cá, cua…


Đã đành ngoại lệ là những sinh vật không cần không khí (anaérobie). Ozon O 3ở độ cao 35 km che chở con người chống tia tử ngoại mà độ dài sóng nhỏ hơn 300 nanomét. Khí quyển che chở chúng ta chống các vẫn thạch (météorites) cọ sát vào không khí và bốc cháy trước khi đụng mặt đất.

Nguồn: Khoa học phổ thông, số 39(1162)

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.