Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 22/10/2022 13:40 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Đánh giá mô hình nuôi cá tầm thương phẩm đầu tiên ở tỉnh

Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh vừa tổ chức kiểm tra đánh giá đầu bờ kết quả thực hiện mô hình nuôi cá tầm thương có quy mô đầu tiên ở tỉnh được triển khai trên lòng hồ thủy điện Ngàn Trươi (huyện Vũ Quang) đánh giá về hiệu quả kinh tế bước đầu cho thấy nuôi cá tầm mang lại hiệu quả khá cao.

tm-img-alt

Đại diện lãnh đạo Sở KH&CN, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh và các đại biểu tham quan, đánh giá mô hình.

Với mong muốn tạo mô hình mới để người dân học tập kinh nghiệm, kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển nghề nuôi cá tầm trên địa bàn, đầu năm 2021, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã tiến hành khảo sát đánh giá tại các vị trí thuộc lòng hồ thủy điện Ngàn Trươi. Từ thực tế khảo, kết quả phân tích so sánh về các chỉ số, độ sâu, môi trường khí hậu ... Liên hiệp hộiđã xây dựng dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm tại huyện Vũ Quang”.

Mô hình được Liên Hiệp các Hội phối hợp với HTX Nông lâm Thủy sản Vũ Quang triển khai trên hồ thủy điện Ngàn Trươi. Trong đó, dự án hỗ trợ 5.400 con giống cá tầm, trọng lượng từ 80-100g; hỗ trợ thức ăn, một phần mua chất khoáng, vitamin bổ sung. Kinh phí còn lại các chủ mô hình đối ứng theo yêu cầu của dự án.

Tháng 9/2021, dự án bắt đầu thả cá giống, trong giai đoạn 10 ngày đầu ngày đầu đạt 70% và giai đoạn nuôi thương phẩm đạt 50%; thấp hơn so với mục tiêu của dự án (trên 70%). Nguyên nhân tỷ lệ sống thấp hơn là do quãng đường vận chuyển giống dài (từ Lào Cai), nhiệt độ chênh lệch lớn, người nuôi còn thiếu kinh nghiệm.

Đến nay, sau hơn 1 năm chăm sóc, hiện tại cá đạt trọng lượng từ 2 - 3 kg, giá bán thực tế từ 200 - 250 nghìn đồng/kg.Mặc dù tỷ lệ sống còn thấp, nhưng qua phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy, cá tầm mang lại hiệu quả khá cao cho người nuôi với mức lãi hơn 330 triệu/100 m2 lồng bè, tương đương cao hơn khoảng 30 - 40% so với các mô hình nuôi truyền thống.

Dự án cho thấythử nghiệm thành công đối tượng chuyên sống ở xứ lạnh về phát triển tại khu vực miền Trung, nơi thời tiết khắc ngiệt. Quá trình nuôi cho thấy cá tầm có khả năng phát triển tại khu vực Hà Tĩnh, trong đó phù hợp đối với các hồ đập và các khe suối, nơi có nhiệt độ phù hợp. Trong quá trình nuôi, cá tầm không bị dịch bệnh, cá nuôi thương phẩm đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng hưởng ứng và giá thành sản phẩm cao.

Qua kiểm tra, các đại biểu đánh giá cao tính hiệu quả của dự án. Không chỉ mang giá trị trực tiếp cho người sản xuất mà đã đem lại cho người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, bước đầu đã tiếp cận với khoa học - kỹ thuật trong việc nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng cá trong lồng trên các hồ chứa.

Từ thực tế mô hình, Liên hiệp hội sẽ lập báo cáo, tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh kỹ thuật thuật phù hợp hơn, tăng tỷ lệ cá sống; khảo sát những địa điểm phù hợp khác trên địa bàn tỉnh có điều kiện thuận lợi để tư vấn, giới thiệu, nhân rộng nuôi cá tầm...

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới