Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/11/2005 00:36 (GMT+7)

H5N1 ở Việt Nam đã có nhiều đột biến nguy hiểm

Đó là kết quả nghiên cứu giải mã bộ gien virus H5N1 ở Việt Nam , do Viện Pasteur TP HCM thực hiện. Có 24 mẫu virus được giải mã, trong đó, 21 mẫu (16 trên gia cầm và 5 trên người) được giải mã hoàn toàn. Các mẫu virus này đều lấy từ khu vực phía Nam . Kết quả cho thấy, tất cả các chủng virus gây dịch đều vẫn là type Z - type H5N1 phổ biến nhất của toàn khu vực từ năm 2004. Riêng chủng H5N1 trên người, gia cầm đầu năm nay đã có những đột biến nghiêm trọng, đặc biệt là ở các vùng chức năng chủ yếu của gien.


Theo tiến sĩ Cao Bảo Vân, Trưởng phòng Sinh học phân tử, một khi virus có sự đột biến gien ở vùng chức năng, nó sẽ có sự thay đổi về độc tính và khả năng xâm nhập tế bào. Thông thường, vùng chức năng này khá ổn định, và sự biến đổi như hiện nay có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Cụ thể ở các chủng H5N1 được nghiên cứu, có sự thay đổi về kháng nguyên bề mặt (HA, NA), những vị trí quyết định ký chủ cũng như khu vực quy định độc lực (trên gien HA, PB2, NS).


Đặc biệt, nghiên cứu đã phát hiện đột biến trên gien PB2 trên mẫu virus lấy từ một bệnh nhân cúm A người Đồng Tháp, đã tử vong đầu năm nay. Đột biến này cho phép virus sinh sản hiệu quả trên tế bào động vật có vú và mang độc tính cao. Tiến sĩ Bảo Vân cho biết, đột biến gien PB2 từng được tìm thấy trên 1 con báo và 1 con hổ ở Thái Lan; đây cũng là nguyên nhân khiến nước này phải tiêu diệt cả đàn hổ vì lo sợ về khả năng lây lan của virus.


Chủng virus trên bệnh nhân kể trên còn có rất nhiều đột biến ở tất cả các gien. Cũng ở virus lấy từ người này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những bột biến gien cho phép H5N1 kháng với thuốc Tamiflu. Tất cả các chủng virus khác trong nghiên cứu của Viện Pasteur TP HCM đều có đột biến kháng với các thuốc kháng virus cúm Amantadine, Rimantadine.


Tiến sĩ Bảo Vân nhận định, các phát hiện trên cho thấy virus đã và đang tích hợp các đột biến để thích nghi với những vật chủ mới, đồng thời có thay đổi về độc tính. "Hiện nay, do chưa xác định được H5N1 lây từ gia cầm sang người theo cơ chế nào, có qua động vật trung gian hay không nên chưa thể nói đột biến gien PB2 có làm tăng nguy cơ virus lây từ gia cầm sang động vật có vú (lợn chẳng hạn), để sang người không. Mặt khác, đây cũng chỉ mới là nghiên cứu thực nghiệm trên tế bào. Để kết luận, cần có nghiên cứu sâu rộng hơn" - tiến sĩ Vân nói.


Trả lời VnExpress về việc đột biến gien PB2 (tăng khả năng sinh sản trên động vật có vú) có làm tăng nguy cơ xuất hiện chủng virus H5N1 lây từ người sang người hay không, tiến sĩ Bảo Vân cho rằng, hiện chưa thể khẳng định. Hiện các nhà khoa học chưa biết để xuất hiện đại dịch cúm lây từ người sang người, H5N1 chỉ cần tích hợp các đột biến để tạo biến thể thích nghi với người, hay phải tái tổ hợp với một chủng virus khác. Tuy nhiên, những thay đổi vừa được phát hiện đã là một dấu hiệu mang tính cảnh báo rất lớn, cần được quan tâm giám sát chặt chẽ. Việc nghiên cứu những biến đổi trên của H5N1 không chỉ hữu ích trong việc tìm kiếm một chủng virus thích hợp để sản xuất văcxin mà còn gợi ý hướng tìm loại thuốc kháng virus hiệu quả nhất, thay thế cho các thuốc đã giảm tác dụng.

Nguồn: vnexpress.net 12/11/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.