Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/11/2014 16:53 (GMT+7)

GS.TS Dương Đức Tiến - Hội các ngành sinh học Hà Nội: “Cần phát triển đa dạng sinh học của Hồ Tây”

Bảo tồn đa dạng sinh học của Hồ Tây

Theo số liệu của Ban quản lý Hồ Tây cho biết, hồ hiện nay có diện tích là 527,517 ha, trong đó diện tích hồ ao Vả là 3,985 ha, diện tích hồ Thủy Sứ là 3,779 ha. So với diện tích hồ năm 1960 thì hiện diện tích hồ tăng lên, độ sâu của hồ từ 0,2 đến 2,8 m. Lớp bùn dày của hồ những năm 1960 có từ 0,2 đến 0,5m. Nhưng đến nay lớp bùn dày nhất của hồ lên tới 1,5m. Và hiện hồ có 40 cống thải đổ vào, ngoài ra còn có các dịch vụ hoạt động kinh doanh như khách sạn, ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí đã làm ảnh hưởng tới hồ rất trầm trọng.

Theo GS.TSKH Dương Đức Tiến - Hội các ngành sinh học Hà Nội cho biết, theo kết quả nghiên cứu trước năm 1996 cho thấy thực vật thủy sinh có hoa có trên 20 loài như lau, lách, sen, súng, trang, củ ấu Tóc Tiên nước, các loại rong nhám, mái chèo, đuôi chó, rong ly. Ngoài ra , còn có các loài hoa như sen Bách diệp, các loài hoa súng.

Tuy nhiên, do cấu tạo hồ hiện tại đã làm tiêu giảm đi loài thực vật này chỉ còn lại vài đầm sen do chính quyền địa phương quản lý với một loài sen nổi tiếng và duy nhất có ở Hà Nội. Nếu như Hà Nội không chăm lo, bảo quản các nguồn gen thực vật có hoa tức là đã làm mất đi nguồn gen thiên nhiên đặc biệt của Hà Nội.

Cá chết và rác thải đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của hồ (Ảnh internet)

Theo GS Tiến, những loài thực vật có hoa này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hấp thụ các nguồn muối vô cơ dư thừa được nảy sinh trong hồ, là sinh vật rất tốt trong việc xử lý môi trường. Mặt khác, những thực vật thủy sinh lại cung cấp một lượng oxy đáng kể do các hoạt động quang hợp của nó.

Hiện, thành phần loài thực vật có hoa đang bị tiêu giảm rất nhiều do cấu trúc hồ. Ven bờ do bê tông hóa nên những loài thực vật có rễ bám không phát triển được như lau, sậy, tóc tiên nước. Nền đáy của hồ do được làm vệ sinh thường xuyên nên không có điều kiện cho những sinh vật mọc chìm trong nước để phát triển. Chính vì vậy, lòng hồ trơ trụi thực vật, thành phần loài giảm đi rất nhiều.

Hồ Tây là một thế giới kiến trúc, thiên nhiên quanh Hồ Tây trước kia và hiện nay có nhiều sự thay đổi về đa dạng sinh học, không có các biện pháp để bảo tồn sự đa dạng sinh học, không có các biện pháp để bảo tồn sự đa dạng sinh học đó thì sẽ vô tình làm mất đi những giá trị khoa học có giá trị ý nghĩa rất cốt lõi đối với hồ.

Khi chúng tôi hỏi: “Hiện nay việc quản lý Hồ Tây đã có cơ quan quản lý Hồ Tây và công ty TNHH một thành viên Hồ Tây làm nhiệm vụ vệ sinh và nuôi cá để xử lý hồ. Nhưng theo chúng tôi được biết, hiện vẫn chưa có bộ phận nghiên cứu khoa học về sự đa dạng, bảo tồn phát triển, vậy có biện pháp nào để bảo tồn, thưa giáo sư?”. Trả lời, GS Tiến cho biết: “Phải bảo tồn dưới 2 dạng, đó là: bảo tồn các chủng loại hiện hữu ở trong hồ bằng sự điều tra, bổ sung và bảo tồn sự đa dạng trong các phòng bảo tàng lưu trữ. Những công việc này cần có sự đóng góp của cộng đồng trong nước, quan hệ quốc tế về đầm hồ”.

Phát triển đa dạng sinh học Hồ Tây

Theo GD Tiến, cần xây dựng một bảo tàng đa dạng sinh học ở Hồ Tây với mọi lĩnh vực, công việc này rất phù hợp cho việc bảo tồn những nguồn gen hiện tại và đã mất. Việc xây dựng bảo tồn những nguồn gen sống cũng cần được tiến hành như ở nhiều nước đã làm, đây sẽ là một cơ sở hấp dẫn, thu hút sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước về nguồn gen của một thủy vực tự nhiên nguồn gốc nước ngọt.

“Theo tôi, cần phải có một viện nghiên cứu về đầm hồ học Việt Nam vì Việt Nam và Hà Nội là địa danh nhiều hồ nhân tạo và tự nhiên. Trong khi đó, việc xây dựng vùng hồ trong những năm đã qua hơi nghiêng nhiều về phía xây dựng thoát nước, giải quyết úng lụt, nuôi thủy sản. Kiến thức về hồ và hồ chức thiếu đi một mảng rất rộng về kiến thức khoa học của một hồ có ý nghĩa khoa học, lịch sử và nhân văn”, GS Tiến cho biết.

Hồ Tây, lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội (Ảnh internet)

Ngoài ra, GS Tiến cho biết thêm, ở Hồ Tây, có một nguồn tài nguyên cực kỳ quý báu đó là sen Hồ Tây. Loại sen này theo sự điều tra trong những năm qua cho thấy, sen là một tài nguyên thiên nhiên rất tiêu biểu của Hà Nội. Đó là sen Bách diệp, có nhiều tính chất, màu sắc, hương thơm và công dụng khác hẳn các loài sen khác trên địa bàn châu thổ sông Hồng. Do đó, theo tôi cũng cần một bảo tàng về sen Hà Nội và Việt Nam. Ở đây sẽ tập hợp các loại sen Việt Nam và sen Hà Nội, lưu giữ các nguồn sen đó trong địa bàn Hồ Tây. Nơi này chắc chắn sẽ là một địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.