Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 18/05/2006 23:19 (GMT+7)

GS. Cao Xuân Huy, cây cổ thụ của cánh rừng văn hóa phương Đông

Nhớ ngày khai giảng đầu tiên, học sinh chúng tôi rất cảm phục về tướng mạo thông minh, vầng trán cao, đôi mắt sáng hiền hóa, giọng nói sang sảng mà thấm đượm tình người, lời lẽ mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc của Thầy đối với lớp trẻ chúng tôi.

Thầy nói: “ Được về quê cha, đất tổ dạy học trong tư thế một người giáo viên của đất nước độc lập, tự do còn gì vinh hạnh cho bằng. Để bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam DCCH còn non trẻ, chúng ta hãy thúc đẩy lẫn nhau, khích lệ lẫn nhau để thầy trò cùng thực hiện các phương châm khả thủ của nhà giáo dục lớn thời cổ đại Trung Hoa - Khổng Phu Tử”.

“Mặcnhi chí nhi, học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”. Đức Khổng Tử nói: “ Trầm mặc suy nghĩ đạo lý để ghi nhớ trong lòng, học đạo không biết chán, dạy người không biết mỏi”.

Biết thầy là con cháu của một “thế gia vọng tộc” ở làng Thịnh Mỹ, xã Cao Bá, Phủ Diễn chúng tôi, cháu nội của nhà sử học Cao Xuân Dục, từng giữ chức Thượng thư bộ Học, kiêm Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn, chủ biên và viết nhiều bộ sách đồ sộ có giá trị lớn như Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều khoa bảng lục, Quốc triều chính biên toát yếu, Quốc triều tiền biên toát yếu, chúng tôi lại càng cảm phục và tự hào được học với thầy Hiệu trưởng tài cao đức dày, có truyền thống gia phong văn hóa cao đẹp.

Lớp trẻ chúng tôi chỉ có một thắc mắc về thầy. Thầy học giỏi, tài cao, đức trọng sao không ra làm quan quyền cao lộc nhiều mà lại đi dạy học từ thời Pháp thuộc? Và bọn trẻ chúng tôi đồn đại nhiều giai thoại tôn kính về thầy và tặng cho thầy bao nhiêu danh hiệu thầm lặng: nhà sư phạm mẫu mực, nhà đạo đức hiếu nhân, nhà triết học vô vi, nhà tâm lý thấu tình, đệ tử xứng danh của Lão Trang, nhà nghiên cứu văn chương uyên bác. Thầy là cây cổ thụ trong cánh rừng văn hóa phương Đông.

Sau này chúng tôi mới biết thêm nhiều tư liệu là Thầy đã tham gia Đảng Tân Việt, đã bị Pháp bắt đi đày ở nhà tù Lao Bảo và nhà tù Vinh (Nghệ An) cùng với GS. Đặng Thai Mai và Tôn Quang Phiệt. Thầy là người tổ chức và tham gia Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở liên khu V.

Thầy thật xứng đáng là một trí thức lão thành cách mạng của vùng quê Xứ Nghệ chúng tôi. Thế mà hồi đó, chúng tôi nào ai có biết vì thấy rất khiêm tốn, giản dị không nói về công lao thành tích cách mạng của mình, không muốn nếu các công trình nghiên cứu sáng tạo về nhiều lĩnh vực khoa học của thầy.

Tuổi niên thiếu của chúng tôi được thầy dìu dắt, luyện rèn, chúng tôi mãi mãi khắc cốt ghi lòng.

Hồi tưởng lại những năm 1946 - 1949, những giờ giảng văn của Thầy làm sôi động cả lớp, gieo vào tâm hồn niên thiếu những ấn tượng đẹp đẽ, hào hùng của nền văn học nước nhà. Lúc đó chưa có sách giáo khoa, chúng tôi được thầy đọc cho chép các bài ca dao , Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, những bài thơ trích trong Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều,thơ Phan Bội Châu, thơ Nguyễn Xuân Ôn và các bài văn, thơ tìm trong báo chí cách mạng... Thầy giảng kỹ các từ, ý tứ câu thơ, câu văn, khai thác tác dụng giáo dục của thơ văn.

Được học Khoa Ngữ văn rồi Khoa Tâm lý trường ĐHSP, tôi được nghe giảng và đọc các giáo trình của Thầy về vai trò quan trọng của Lão Tử, sách Chu dịch trong lịch sử triết học Trung Hoa, những yếu tố tích cực trong tư tưởng Phật giáo Thiền tông ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Chúng tôi đọc mãi về tư tưởng phương Đông mà vẫn chưa lĩnh hội được các tri thức sâu sắc đó. Thầy không chỉ uyên bác về tri thức Trung Hoa, về tư tưởng phương Đông mà còn nắm chắc thành tựu văn hóa dân tộc trên cả bình diện lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học, sử học và đã có đóng góp rất quý báu trong việc phát triển và xác lập những giá trị đặc trưng Việt Nam ở các nhà tư tưởng, nhà văn hóa từ các vị Thiền học đời Lý, đến Trần Thái Tông, Tuệ trung Thượng sĩ Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Trường Tộ. Cuốn sách Tư tưởng phương Đồng gợi những điểm nhìn tham chiếucủa Thầy do học trò của Thầy - GS.Tuệ Chi chủ biên năm 1995 sau 12 năm Thầy đi vào cõi vĩnh hằng - tác phẩm đó càng thể hiện bản lĩnh triết học và tầm vóc học thuật vững vàng và sáng tạo của Thầy.

Đọc kỹ Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếuchúng ta càng nhận được những tư tưởng phi thường, những luận điểm sắc bén, những kiểu giải sinh động có giá trị định hướng cho nhà nghiên cứu về mặt phương pháp luận. Thầy đã nêu ra những vấn đề triết học trọng đại: bản thể luận và nhận thức luận về vũ trụ.

Nghiên cứu “chủ toàn và chủ biệt”, hai ngả rẽ trong triết học Đông Tây trong tác phẩm đó, ta có thể tiếp thu được vô số điều mới lạ vốn giúp nhà nghiên cứu rút ra được một kết luận sâu sắc: Một khi bản thể vũ trụ là cái chung nhất, tồn tại sâu kín trong bất cứ vật thể nào trong cả chủ thể và khách thể, thì chủ thể và khách thể là đồng thể, đồng chất, và chủ thể nhận thức được khách thể là lẽ đương nhiên. Chỉ có một quan niệm “chủ toàn” về vũ trụ mới giúp triết học thoát khỏi những lúng túng muôn thuở để đào sâu vào bản thể, lấy nó làm nền tảng chắc chắn cho một nhận thức luận ngày càng hoàn chỉnh...

Nói về cốt cách dân tộc đã thắng được hoàn cảnh thiên nhiên ác liệt, thắng được cái sức đồng hóa kinh khủng của một dân tộc khổng lồ, thầy đã nêu một giả thiết mà thầy đã ấp ủ từ lâu rằng: “ Đó là nhờ ở chỗ dân tộc ta có cái đặc tính mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động như nước. Sức sống của nước là ở nguồn sức mạnh của nước là ở chỗ rất nhiều hạt nhỏ kết lại với nhau một cách mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động, có thể uốn theo đường cong, đường thẳng, chỗ lồi, chỗ lõm của đối tượng, đối phương, của kẻ địch để đánh phá nó... Đó là khả năng thích ứng vô hạn của nó mà chính cái khả năng thích ứng đó là cái tính ưu việt, cái bí quyết tồn tại của dân tộc ta...

Giả thuyết tuyệt vời của thầy nêu ra và đã được lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước ta minh chứng và khẳng định. Nhân dân ta cũng như các nhà khoa học, nhà văn hóa Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam đều học được ở thầy niềm đam mê tìm tòi nghiên cứu di sản văn hóa tổ tiên. Khả năng tự học một cách say mê, sáng tạo, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp tư duy độc lập để từ một nhà giáo có trình độ cao đẳng sư phạm, Thầy đã trở thành cây đa, cây để của trí tuệ Việt Nam cũng như của phương Đông. Ở Việt Nam, thầy được tôn vinh là danh nhân văn hóa Việt Nam thế kỷ XX.

Về Hán - Việt học, nhiều thế hệ các nhà khoa học đã tôn vinh thầy là sự sư biểu của nền Hán học Việt Nam hiện đại. Cố giáo sư Đặng Thai Mai, nhà giáo lão thành cách mạng và nhà văn hóa nổi tiếng của nước ta cũng tỏ lời khâm phục: “Ở Việt Nam không ai hiểu học thuyết Lão Trang sâu sắc hơn cụ Huy”.

Viện sĩ Ay-đơ-lin (Liên Xô) sau mấy ngày làm việc với Thầy đã thốt lên kinh ngạc: “ Những nhà Trung Quốc học như cụ Cao Xuân Huy ở trên thế giới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay”.

Các công trình khoa học của Thầy đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, thật là một niềm vinh dự lớn lao.

Suy nghĩ về công ơn cách mạng, Thầy viết: “Nói cho cùng, nếu không có cách mạng thì mong ước của anh em chúng tôi dù tốt đẹp đến đâu, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng khó lòng thực hiện. Cách mạng đã giải phóng cho chúng tôi, đem lại cho chúng tôi cái sở thích lớn nhất trong đời là tìm tòi, nghiên cứu di sản tinh thần của cha ông”.

Về trách nhiệm và vinh dự của người thầy giáo trong chế độ, Thầy viết: “ Cách mạng đã giao tận tay chúng tôi cả một thế hệ trẻ, cái thế hệ xứng đáng là “hậu sinh khả uý” để chúng tôi đào tạo, dẫn dắt, trao lại tất cả vốn liếng, sở đắc của mình”. Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi”, tìm được kẻ anh tài trong thiên hạ mà dạy dỗ họ - cái diễm phúc ấy không phải là dễ mà có... thì ngày này là một việc thường thấy”.

Ôi! Tấm lòng tin tưởng ở lớp thanh niên sinh viên của Thầy thật là dạt dào sâu lắng! Cảm hứng nghề nghiệp của thầy đã lan truyền rộng rãi đến thế hệ học trò theo thầy làm nghề dạy học, dâng hiến ngọn lửa dẫn truyền tri thức, vốn sống và đạo lý vào tâm hồn thế hệ trẻ, coi sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một vinh dự cao quý, một hạnh phúc lớn lao.

Chúng tôi, học trò cũ của Thầy nay đã ở tuổi “cổ lai hy”, mái tóc đã bạc phơ vì trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, bất khuất. Vào dịp 20-11, chúng tôi ngòi lại, suy nghĩ, tưởng nhớ hương hồn Thầy tôn kính, học tập tấm gương cao đẹp của Thầy - nhà sư phạm mẫu mực, nhà tư tưởng uyên bác, một nhà văn hóa đại diện cho một tầng lớp trí thức, biết dứt bỏ vinh hoa phú quý, không màng danh lợi, dũng cảm tham gia hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp, tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những nhà khoa học, những cán bộ và những công dân tích cực, hữu ích cho đất nước.

GS. Cao Xuân Huy - một trí tuệ trác việt, một triết lý nhân sinh cao đẹp, một trí thức lão thành cách mạng, nhà sư phạm mẫu mực, nhà tư tưởng uyên bác, cây cổ thụ trong cánh rừng văn hóa phương Đông.

“Ái ưu vằng vặclo dân nước
Chẳng ham danh lợi, nhớ cội nguồn
Dốc bầu tâm huyết xây văn hóa
Khơi dòng dân tộc, nước triều dâng.”

Nguồn:100years.vnu.edu.vn

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…