Góp ý Dự thảo Nghị định Quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
Các đại biểu tham dự toạ đàm là các chuyên gia quản lý các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) thuộc LHHVN đều cho rằng: Dự thảo Nghị định gồm 9 chương 76 điều đã quy định quy trình thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất của từng dự án. Theo đó, đối với dự án quan trọng quốc gia cần thực hiện 03 bước là lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án) để trình Người có thẩm quyền phê duyệt; lập Thiết kế thi công - dự toán để trình Chủ đầu tư phê duyệt. Bên cạnh đó, với phạm vi điều chỉnh cụ thể, Nghị định này sẽ thống nhất, không chồng chéo, đảm bảo tính đồng bộ với các luật, dự án luật khác như luật Ngân sách nhà nước; luật Doanh nghiệp (sửa đổi); luật Đầu tư (sửa đổi); luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; luật Đầu tư công….
Ông Trần Việt Hùng – Nguyên PCT LHHVN
Tuy nhiên, theo một số đại biểu; Dự thảo Nghị định quy định còn nhiều bất cập như: Đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) khẩn cấp, người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định có thực hiện dự án theo quy trình khẩn cấp hay không, đồng thời quyết định trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế, thi công chưa phù hợp nên việc rút ngắn thời gian thực hiện, đáp ứng kịp thời tình trạng khẩn cấp, tránh được các rủi ro, hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Ông Lê Hồng Hà – Hội Tin học VN
Phạm vi của Dự thảo Nghi định cũng chưa bao trùm hết các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn nhà nước; một số nội dung chưa được quy định trong Nghị định hoặc có quy định chưa rõ ràng gây khó khăn trong quá trình thực hiện; một số quy định chưa thực sự phù hợp với đặc thù công nghệ thông tin,... Bên cạnh đó, quy định về trình tự, thủ tục đầu tư của Dự thảo Nghị định phải điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế…