Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 24/08/2022 10:43 (GMT+7)

Góp phần ô nhiễm đại dương - tình trạng đáng báo động tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và nhóm tư vấn thuộc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub), tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vừa công bố báo cáo phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam.

Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tăng cường kiến thức về các loại chất thải nhựa trên sông và biển ở Việt Nam, đồng thời xác định và phân tích các lựa chọn thay thế tiềm năng trên thị trường của các sản phẩm nhựa này.

tm-img-alt

Ảnh: internet

Báo cáo tóm tắt kết quả của ba nghiên cứu sau: khảo sát thực địa thực hiện dọc bờ sông và tại các khu vực ven biển nhằm xác định mức độ ô nhiễm nhựa, và 10 loại rác thải nhựa gây ô nhiễm hàng đầu; quan trắc bằng viễn thám và lưới kéo tại một số dòng sông đổ ra biển; và  phân tích sơ bộ về các lựa chọn thay thế cho các sản phẩm nhựa phổ biến nhất trong môi trường tại Việt Nam.

Theo đó, báo cáo chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những nước góp phần gây ô nhiễm đại dương trên thế giới. Hàng năm, có khoảng 2,8 đến 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam, và Việt Nam được xem là một nước gây ô nhiễm nhựa lớn. Việt Nam cũng được xem là một trong những quốc gia chưa quản lý tốt rác thải nhựa do các cộng đồng ven biển tạo ra.Tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh và lối sống thay đổi ở Việt Nam đã làm gia tăng chất thải rắn. Ở các khu vực thành thị, ước tính có khoảng 10-15% chất thải không được thu gom, và ở các vùng nông thôn, tỷ lệ này tăng lên 45-60%.

Mức độ ô nhiễm nhựa nói chung ở Việt Nam: cho đến nay, chất thải nhựa là loại phổ biến thu gom được trong các khảo sát thực địa (chiếm khoảng 94% về số lượng và khoảng 71% về trọng lượng). Rác bao bì thực phẩm mang đi là loại chất thải nhựa phổ biến nhất trong các khảo sát thực địa (chiếm 44% về số lượng), tiếp theo là chất thải liên quan đến nghề cá (33% về số lượng) và rác thải hộ gia đình (22% về số lượng).10 loại nhựa phổ biến nhất chiếm hơn 81% tổng số đồ nhựa thu gom được ở các địa điểm khảo sát ven sông, và hơn 84% ở các địa điểm ven biển.Các đồ nhựa dùng một lần (SUP) chiếm 72% (về số lượng) trong tổng số rác thải nhựa thu gom được tại các địa điểm ven sông, và chiếm 52% (về số lượng) trong tổng số rác thải nhựa thu gom được tại các địa điểm ven biển trong các khảo sát thực địa. Túi nhựa và các mảnh vỡ của túi (chiếm khoảng 26% các vật nhựa) là những đồ nhựa dùng một lần phổ biến nhất tại các địa điểm khảo sát. Khi tính gộp hai loại chất thải này, chúng là loại phổ biến nhất ở các khu vực sông và phổ biến thứ hai ở các khu vực ven biển. Hộp xốp đựng thực phẩm là một trong năm loại nhựa hàng đầu ở cả các địa điểm ven sông và ven biển.Ngư cụ cũng rất phổ biến, chiếm khoảng 30% chất thải nhựa (về số lượng).

10 loại rác thải nhựa phổ biến nhất tại bờ sông chiếm từ 81,5% (sông Mê Kông) đến 93,4% (sông Hồng) tổng lượng rác thải nhựa. Tại các vị trí ven sông ở cả nông thôn và thành thị, túi ni lông cỡ 1 (0–5kg) là vật dụng thường gặp nhất (chiếm 20,6% và 22%, về số lượng, tương ứng tại nông thôn và thành thị). Do đó, kết quả trung bình chung của các cuộc khảo sát tại các khu vực sông cho thấy 21,9% tổng lượng rác thải nhựa là túi nhựa, loại từ 0–5 kg, tiếp theo là hộp xốp đựng thực phẩm và mảnh nhựa mềm (chủ yếu bao gồm mảnh nhựa của túi ni lông)

10 loại rác thải nhựa phổ biến nhất tại các bãi biển chiếm 84% tổng lượng rác thải nhựa. Trong số đó, rác thải liên quan đến nghề cá là phổ biến nhất (32,5%),3 tiếp theo là mảnh nhựa mềm (18,1%), túi nhựa cỡ 1 (0–5kg) (7,1%) và hộp xốp đựng thực phẩm (6,8%). Các đồ nhựa dùng một lần chiếm 52%.

Để khuyến khích các sản phẩm thay thế, cần tập trung vào việc khuyến khích các vật dụng không phải nhựa có thể tái sử dụng nhằm mục tiêu cắt giảm về tổng thể phát sinh chất thải nhựa và cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao nhận thức của người dân Việt Namvề giảm thiểu, tái sử dụng chất thải và hạn chế xả rác, nhằm giảm nhu cầu đối với nhựa có công dụng thấp, hỗ trợ cơ sở hạ tầng quản lý chất thải hiệu quả hơn về chi phí và giảm tình trạng xả rác xuống sông ngòi và đại dương.

Cần có các chính sách nhằm cắt giảm đầu vào của các sản phẩm nhựa có giá trị thấp, vì việc sử dụng chúng đang dần bị hạn chế trên toàn thế giới và Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước khác trong việc thực hiện các chính sách giảm thiểu chất thải. Cần xây dựng một lộ trình để từng bước thực hiện các lệnh cấm, hạn chế và thuế/phí đối với các đồ nhựa dùng một lần được xác định, vốn rất phổ biến trong lĩnh vực du lịch và bán lẻ. Bởi phân tích chỉ ra rằng, hầu hết lượng chất thải nhựa rò rỉ tại các địa điểm khảo sát là từ một số ít loại vật phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm chỉ dùng một lần và có giá trị thấp, bao gồm túi nhựa và rác thải nhựa liên quan đến thực phẩm mang đi (ví dụ, bao bì thực phẩm như hộp xốp, dao kéo nhựa, ống hút nhựa và dụng cụ khuấy đồ uống).

Đối với các biện pháp giải quyết chất thải liên quan đến nghề cá. Với mức độ phổ biến của ngư cụ trong các khảo sát thực địa là một trong hai vật phẩm nhựa hàng đầu phát hiện ở tất cả các địa điểm ven biển, để xây dựng được các biện pháp chính sách hiệu quả, cần phân tích sâu hơn đối với các phân ngành quan trọng (ví dụ, cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản). Các phân tích này sẽ hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch Hành động Quản lý Chất thải Nhựa Đại dương trong Ngành Thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông qua gần đây.

Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về 10 mặt hàng nhựa gây ô nhiễm hàng đầu và tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa cần được tăng cường. Tăng cường việc giáo dục người dân và thanh niên về giảm thiểu, tái sử dụng chất thải và yêu cầu ngừng xả rác để: cắt giảm nhu cầu đối với nhựa có ít công dụng; hỗ trợ hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý chất thải hiệu quả hơn về chi phí; và giảm thiểu tình trạng xả rác làm ô nhiễm sông ngòi và đại dương. Song song với phân tích và lộ trình chính sách nhựa đã đề cập trước đó, Chính phủ cũng cần xây dựng chiến lược truyền thông và nâng cao nhận thức.

Xem Thêm

Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Bến Tre: 48 sản phẩm đoạt giải Cuộc thi năm 2024
Ngày 30/10, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng (Cuộc thi) đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm tổ chức và trao giải Cuộc thi năm 2024 và phát động Cuộc thi năm 2025.
An Giang: 42 mô hình xuất sắc đoạt giải Cuộc thi lần thứ XIII
Ngày 30/10, vòng chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng lần thứ XIII năm 2024 (Cuộc thi) đã diễn ra tại trụ sở Liên hiệp hội tỉnh. Từ 308 hồ sơ dự thi, 76 mô hình và sản phẩm xuất sắc nhất đã được tuyển chọn, tạo nên một ngày hội sôi nổi và tràn đầy cảm hứng sáng tạo.
Tìm giải pháp khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo
Làn sóng công nghệ mới đang tạo ra những tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là thách thức và cũng là cơ hội lớn để người trẻ có thể tiếp thu, ứng dụng, sáng tạo, đóng góp cho cộng đồng xã hội góp phần phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới...
Vietnam Datafest 2024: Chiến lược dữ liệu cho phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo & thúc đẩy chuyển đổi số
Ngày 24/10/2024, tại khách sạn The Reed, Ninh Bình, chương trình Ngày Hội Dữ liệu Việt Nam – Vietnam Datafest 2024 chính thức diễn ra với chủ đề “Chiến lược Dữ liệu cho Phát triển Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) & Thúc đẩy Chuyển đổi số Ninh Bình.” Chương trình do VUSTA, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Hội Truyền thông số Việt Nam và Sở TT&TT Ninh Bình phối hợp tổ chức.
An Giang: 308 hồ sơ dự thi Cuộc thi sáng tạo lần thứ XIII
Sáng ngày 22/10, tại trụ sở Liên hiệp hội tỉnh (Liên hiệp hội), Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng lần thứ XIII (Cuộc thi) đã tổ chức họp nhằm công bố quyết định thành lập hội đồng giám khảo và thông qua các văn bản liên quan.
Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.

Tin mới

Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…