Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 09/01/2006 14:10 (GMT+7)

Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng: Các bạn trẻ đừng ngại đưa ra những câu hỏi 'ngớ ngẩn'

* Học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn thường giành những thứ hạng rất cao tại những kỳ thi quốc tế về Vật lý, Toán học..., sánh ngang với nền khoa học phát triển trên thế giới. Nhưng những đóng góp cho sự phát triển khoa học khi rời ghế giảng đường của những sinh viên tài năng này lại rất ít được nhắc đến, Giáo sư nghĩ sao về vấn đề này?

Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng: - Sinh năm 1965, tại Huế. Năm 1982: Giành Huy chương vàng tại Olympic Toán quốc tế lần thứ 23. Năm 1991: Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành topo tại Trường Đại học Lômônôxôp (Nga). Năm 1992 - 1994: Làm việc tại Viện Toán Steklov (Nga), Viện Toán Max - Planck (Đức), Viện Vật lý Lý thuyết Trieste (Italia). Năm 1995, cùng với hai nhà khoa học Nhật Bản là J.Murahami và T.Ohtsuhi tìm ra bất biến lượng tử mang tên Lê - Murahami - Ohtsuhi, mở ra một hướng mới cho ngành lý thuyết bất biến và đa tạp ba chiều. Năm 1996 - 1997: là thành viên hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu khoa học Toán, bang Berhely (Mỹ). Năm 1994 - 2003: là Giáo sư trợ giảng, Phó Giáo sư tại Trường Khoa học tự nhiên thuộc Đại học New York (Mỹ). Năm 2004 đến nay: Giáo sư chính tại Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ). - Từng là Giáo sư thính giảng tại nhiều trường đại học danh tiếng tại các nước phát triển như: Nhật Bản, Thụy Điển, Pháp, Thụy Sĩ... Giáo sư cũng là một trong những trí thức Việt kiều trẻ tuổi thành công nhất hiện nay. Năm 2005, Giáo sư là một trong 15 gương mặt tiêu biểu giành được danh hiệu "Vinh danh nước Việt" (do báo điện tử Người Viễn xứ bình chọn).

- Không chỉ những bạn trẻ giành thứ hạng cao trong các kỳ thi quốc tế, những thành phần giỏi nhất trong đội ngũ khoa học trẻ nước ta khi tốt nghiệp đại học có trình độ rất khá, nhưng cách làm việc thiếu tự chủ và sáng tạo là một trở lực lớn.

Câu trả lời của tôi có thể hơi chủ quan, song có lẽ điều này do chịu ảnh hưởng của phương pháp giáo dục đại học - một phương pháp mà sinh viên là người bị động tiếp thu kiến thức. Bởi vậy, sau một số năm làm việc, những thành phần ưu tú ở các nước tiên tiến có thể tiến xa hơn chúng ta, trong khi đó, ở nước ta, do cung cách làm việc cộng với điều kiện, môi trường làm việc khiến các nhà khoa học trẻ khó có thể vươn đến đỉnh cao.

Hiện nay, bậc đào tạo nghiên cứu sinh của nước ta chưa đủ mạnh và cơ chế quản lý chưa tốt nên chưa đào tạo được nhiều người có thực tài ở trình độ tiến sĩ trong độ tuổi dưới 30, một độ tuổi còn sung sức, giàu nhiệt huyết, đầy nhạy bén và sự sáng tạo cao.

Các ngành khoa học, nhất là khoa học cơ bản rất cần sự mới mẻ và sức trẻ của các nhà khoa học độ tuổi 30 đến 40. Chúng ta cũng cần tạo điều kiện cho các trí thức trẻ phát huy đúng khả năng chuyên môn, có một môi trường làm việc thuận lợi và chế độ lương đảm bảo cho họ yên tâm nghiên cứu.

Mặt khác, trong khi ở các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Nhật Bản có nhiều nhà khoa học trẻ xuất sắc trong độ tuổi 30 được phong giáo sư thì ở nước ta, trừ trường hợp anh Ngô Bảo Châu được phong đặc cách, giáo sư trẻ nhất là 47 tuổi, điều này không khuyến khích các bạn trẻ theo đuổi sự nghiệp khoa học.

* Nếu có một lời khuyên, Giáo sư sẽ nói gì với các bạn trẻ đang theo đuổi con đường khoa học ở trong nước?

- Trước hết, các bạn cần biết rõ con đường nghiên cứu khoa học là không dễ dàng. Ngoài tài năng và niềm đam mê, các bạn cần có ý chí kiên định và sự cố gắng không ngừng, vì nhiều khi, các bạn sẽ vấp phải những "bức tường đá" trong những vấn đề mình nghiên cứu.

Các bạn nên làm quen, học hỏi cách làm việc của những nhà khoa học lớn, song cũng cần mạnh dạn với những đột phá, đừng bị gò bó trong khuôn khổ của những người đi trước. Các bạn nên can đảm đưa ra những thắc mắc của mình với những người đi trước, cho dù câu hỏi có vẻ "ngớ ngẩn", đừng mặc cảm rằng câu hỏi sẽ lộ dốt.

Các bạn cũng nên biết rằng làm khoa học không thể giàu như doanh nhân, thậm chí cũng không thể bằng những người đi dạy thêm. Chỉ có lòng đam mê, muốn khám phá chân lý (mà nhiều người cho là "hâm hâm"), sự khuyến khích từ các bậc đàn anh và xã hội nói chung, mới giúp các bạn vượt qua được những khó khăn.

* Trong điều kiện của mình, Giáo sư có thể cho biết những kế hoạch để giúp đỡ các bạn trẻ trong nước?

- Từ năm 1998, tôi đã trực tiếp giúp đỡ một số sinh viên tốt nghiệp cử nhân toán trong nước nhận học bổng theo học tiến sĩ tại một số trung đại học ở Mỹ. Trong số những nghiên cứu sinh này, có nguồn đã được tôi hướng dẫn bảo vệ luận án tiến sĩ và trở về nước giảng dạy đại học. Trong tương lai gần, tôi sẽ trực tiếp giảng dạy một số chuyên đề cho các lớp cử nhân tài năng, lớp cao học tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

* Xin cảm ơn Giáo sư!

Nguồn: nhandan.com.vn

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.