Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 18:15 (GMT+7)

Giải thưởng Kovalevskaia 2002: Người phụ nữ với 15 đề tài nghiên cứu khoa học

Thông minh, nhiệt tình, và đam mê. Đó chính là những phẩm chất "vàng ròng" của nhà khoa học nữ Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Kiều Nhi - giảng viên Trường đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. ít ai ngờlà người đàn bà có vóc dáng nhỏ bé tưởng như yếu đuối này lại là chủ nhân của vô số bằng khen, giải thưởng khoa học như "Phụ nữ hai giỏi", "Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2000","Danh hiệu chiến sĩ thi đua"... mà mới đây nhất là giải thưởng Kovalevskaia 2002 cho nhà khoa học nữ xuất sắc nhất...

Sinh năm 1945 tại Sài Gòn, cô bé Ngô Kiều Nhi từ nhỏ đã tập kết ra bắc cùng với gia đình. Bố chị nguyên là Bộ trưởng Bộ Canh nông Ngô Tấn Nhơn. Chính ở miền bắc - nơi chị tự nhận là "quê hương thứhai" này, Ngô Kiều Nhi đã lớn lên trong những tháng ngày tuổi thơ êm đềm, trong vòng tay thương yêu của bố mẹ và nghĩa tình đồng bào ruột thịt của thời chống Mỹ, cứu nước. Trong điều kiện cả nước bấygiờ đều dồn hết tâm huyết và tính mạng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền nam nên ước mơ của thế hệ mới lớn như Ngô Kiều Nhi cũng hết sức giản dị. Khi bước vào ngưỡng cửa đại học, rất tình cờNgô Kiều Nhi - cô gái có vóc người hết sức mảnh mai lại được phân công vào Khoa Cơ học - cái khoa mà tưởng chỉ để dành riêng cho những chàng trai. Tình cờ học bộ môn Cơ học rồi cũng tình cờ mà NgôKiều Nhi... say mê luôn cả lĩnh vực mà mình được đào tạo này. Tâm sự với chúng tôi, chị Nhi cho biết mình rất may mắn lúc ngồi trên ghế giảng đường là được tiếp xúc với rất nhiều nhà bác học nổitiếng của Liên Xô (cũ) lúc bấy giờ... Ra trường, Ngô Kiều Nhi lại được thỏa ước mơ làm khoa học của mình là dạy học và nghiên cứu trong cái "nôi" Trường đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Những nămkhởi nghiệp dạy và nghiên cứu khoa học của mình, chị Nhi đã phải chịu một cú "sốc", lớn về mặt tình cảm: Chồng mất. Hụt hẫng và đau khổ như đè nặng trên đôi vai mảnh khảnh của người phụ nữ trẻ khiếncó những lúc Ngô Kiều Nhi tưởng mình không chịu đựng nổi. Nhưng rồi nghĩ đến đứa con thơ (lúc đấy cháu mới có 4 tuổi), nghĩ đến sự nghiệp khoa học còn dang dở, chị lại cố gắng gượng. Chồng mất, chịtrở thành trụ cột để chống đỡ, ấp ủ cho đứa con bé bỏng mồ côi cha. Hình ảnh của nhà khoa học Ngô Kiều Nhi trong mắt đồng nghiệp lúc đó là một phụ nữ hết mình trong học tập và đảm đang cần cù trongviệc quán xuyến gia đình. Đến tận hôm nay, Thân Thị ánh Sao - đứa con bé bỏng ngày nào của chị Nhi giờ đã là một đồng nghiệp giảng dạy cùng Trường đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh vẫn không thể quênđược những đêm trắng triền miên của mẹ vì nghiên cứu khoa học. Kiên nhẫn - đó chính là đức tính mà Thân Thị ánh Sao cảm phục nhất từ người mẹ tuyệt vời của mình. Đến bữa ăn, chị mới rời bàn nghiêncứu để tất bật sửa soạn mớ rau, bìa đậu chuẩn bị cho bữa cơm đạm bạc của hai mẹ con. Sau những đêm miệt mài ấy là hàng loạt những công trình khoa học như "Thiết lập các chương trình tính toán độnghọc cơ cấu phẳng dùng trên vi tính", "Cân bằng các chi tiết quay và khử rung các máy và thiết bị trong sản xuất"... ra đời. Do cơ chế của những năm đầu thập kỷ 90 còn "hẹp cửa" đối với các nhà khoahọc, đặc biệt lại là nhà khoa học nữ nên không đơn vị nào tiếp nhận sản phẩm của chị Nhi cả. Hoàn cảnh trớ trêu ấy đã khiến cho Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Kiều Nhi chỉ biết nghiên cứu và chờ đợi vàotương lai. Năm 1992, nhà khoa học Ngô Kiều Nhi đã nghiên cứu sáng tạo được máy cân bằng động - một thiết bị đo lường rất chính xác. Lúc bấy giờ kỹ thuật của Việt Nam không yêu cầu độ chính xác lắmnên chiếc máy của chị chẳng có ai quan tâm cả. Không đành lòng bỏ rơi "đứa con tinh thần" của mình, chị Nhi đã tự mình đi tiếp thị chính sản phẩm do mình sáng tạo. May mắn là có một nhà máy lúc đócần xuất khẩu những vô lăng, bánh đà đi nước ngoài nên đã chấp nhận để cho chị Nhi áp dụng nghiên cứu của mình. Những đồng tiền ít ỏi từ lần khởi nghiệp cũng chỉ đủ cho mẹ con chị tồn tại và nuôitiếp ước mộng làm nghiên cứu. Lĩnh vực cơ học lúc đó của Việt Nam còn rất khó khăn trong vấn đề thiết bị chẩn đoán. Thành ra để có thể chẩn đoán được, những đơn vị trong nước phải bỏ ra cả vài chụcnghìn USD để mua thiết bị đo của nước ngoài. Ngô Kiều Nhi nhận thức được vấn đề đó và quyết tâm đi theo hướng là phải sản xuất được những thiết bị đo. Vì không có kinh phí nên phương hướng nghiên cứukhoa học của chị là chọn ngay kỹ thuật số - một kỹ thuật tiên tiến của thế giới nhưng lại hết sức lạ lẫm ở Việt Nam để ứng dụng vào điều khiển tự động. Chính vì cách làm đột phá này mà nhà khoa họcNgô Kiều Nhi đã giải được rất nhiều bài toán khó trong nghiên cứu như giảm kinh phí chế tạo, rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm. Những công trình này đã nhanh chóng gây được tiếng vang trong giớikhoa học và được các đơn vị sản xuất hưởng ứng nhiệt tình. Ví dụ như máy cân bằng động trước đây ở TP Hồ Chí Minh chỉ có vài chiếc nhập từ nước ngoài với giá "cắt cổ" mà chủ yếu vẫn chỉ là loại máyđơn giản cân bằng vỏ xe ô-tô. Nhưng những chiếc máy cân bằng động của chị Nhi sáng chế thì không chỉ rẻ mà còn có kỹ thuật cao được ứng dụng vào cân bằng tuốc bin máy bay tại xưởng sửa chữa A41 thuộcsân bay Tân Sơn Nhất...

Giờ đây ở vào cái tuổi xấp xỉ lục tuần nhưng nhiệt tình làm khoa học trong tiến sĩ Ngô Kiều Nhi vẫn không hề giảm sút.

Nguồn: Dương Tường (Báo Nông nghiệp Việt Nam), www.nhandan.org.vn ngày 8-10-2003

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).
84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.