Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 16/08/2022 10:49 (GMT+7)

Giải pháp chiếu sáng thông minh được vinh danh “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam - Industrie 4.0 Awards” lần thứ Nhất

Chiếu sáng là một trong những vấn đề cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thời gian qua, Công ty TNHH Signify Việt Nam đã luôn đi đầu trong việc triển khai công nghệ “chiếu sáng thông minh” góp phần làm đẹp cảnh quan, môi trường để chuyển đổi lên thành phố thông minh và nâng cao chất lượng sống cho dân cư đô thị.

Chiếu sáng thông minh - yếu tố quan trọng hàng đầu của thành phố thông minh.

Theo ông Lê Quốc Thuận, Giám đốc công nghệ Công ty TNHH Signify Việt Nam, ngày nay thành phố thông minh đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia, nhằm giải quyết thách thức về gia tăng dân số ở khu vực đô thị. Tại các nước Châu Âu, Mỹ, Canada, dân số thành thị chiếm khoảng 80% tổng dân số.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 1 triệu người di cư đến các thành phố lớn để học tập và làm việc. Dân số đô thị tăng nhanh kéo theo bài toán về đảm bảo cơ sở hạ tầng và chất lượng sống của người dân. Giữa bối cảnh đó, các sáng kiến công nghệ vận dụng trong thành phố thông minh cho phép con người dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công như cấp điện nước, vận tải, y tế… Đồng thời, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn nâng cao hiệu suất quản lý xã hội, môi trường của giới chức thành phố. Bởi vậy, các khuynh hướng phát triển đô thị dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật như thành phố thông minh ngày càng được chào đón.

tm-img-alt

Ông Lê Quốc Thuận, Giám đốc công nghệ Signify Việt Nam trình bài giải pháp chiếu sáng thông minh tại buổi Hội thảo khoa học chuyển đổi số “Top Doanh nghiệp công nghiệp 4.0 Việt Nam” 

Vậy vì sao chiếu sáng thông minh lại là yếu tố quan trọng hàng đầu của thành phố thông minh? Bởi trong quá trình chuyển dịch sang đô thị thông minh, chiếu sáng thông minh là yếu tố tác động đến tất cả các khía cạnh cốt lõi từ giao thông, môi trường, kinh tế và đời sống. Đó là các thiết bị chiếu sáng phố phường, vỉa hè, lối đi cho người đi bộ, cầu đường, công viên và quảng trường. Khi sử dụng một hệ thống chiếu sáng thông minh để điều khiển tất cả các thiết bị chiếu sáng của thành phố, các nhà chức trách có thể tích hợp với phần mềm thu thập dữ liệu phục vụ quản lý đô thị, từ đó tối ưu hóa quy trình giám sát, vận hành, tiếp nhận phản hồi và hỗ trợ công dân kịp thời.

Đô thị thông minh nói chung và chiếu sáng thông minh nói riêng, phải lấy con người làm trung tâm. Các ứng dụng của chiếu sáng thông minh không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức vận hành đô thị, mà cần vươn tới mục tiêu cao hơn là tối ưu hóa các nguồn lực hiện có để nâng cao chất lượng sống. Để đạt được mục tiêu đó, giải pháp hệ thống chiếu sáng thông minh cho đô thị theo triết lý và ứng dụng thực tế của Signify phải đáp ứng ba nguyên tắc:  Được xây dựng trên nền tảng hệ thống mở, đạt tiêu chuẩn công nghiệp để tối ưu khả năng kết hợp với các thiết bị từ nhiều nền tảng khác nhau;  Có khả năng mở rộng, ví dụ từ chục ngàn điểm đèn công cộng lên tới trăm ngàn điểm đèn chỉ sau một vài năm, phục vụ tầm nhìn phát triển lâu dài của hạ tầng đô thị;  Có khả năng kết nối, tích hợp với trung tâm điều khiển của thành phố để phục vụ công tác quản lý đô thị của các nhà chức trách.

tm-img-alt

Ông Lê Quốc Thuận, Giám đốc công nghệ Signify Việt Nam cùng đại diện một số doanh nghiệp thảo luận giải pháp công nghiệp 4.0 tại buổi Hội thảo khoa học chuyển đổi số “Top Doanh nghiệp công nghiệp 4.0 Việt Nam”

Khi lấy con người làm trung tâm, chiếu sáng thông minh cũng cần “học hỏi” từ chính sự năng động, tùy biến của con người. Ví dụ, đèn đường tự động tăng cường độ sáng vào giờ lưu thông cao điểm và giảm xuống còn 30% trong thời gian thấp điểm để tiết kiệm điện. Chính các đèn gắn cảm biến này, cũng có thể tăng độ sáng tức thì khi phát hiện sự cố. Qua đó, chuỗi thiết bị sẽ ghi nhận dữ liệu thực về không khí, tiếng ồn để báo động cho nhà quản lý xử lý tình huống...

Signify nhận thức rõ nét về những bài toán khó về chiếu sáng công cộng, mà một hệ thống chiếu sáng thông minh cho thành phố cần giải quyết. Đó là an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội, ô nhiễm môi trường… và có thể xa hơn nữa khi đời sống không ngừng vận động phát triển. Với kinh nghiệm triển khai hệ thống chiếu sáng thông minh Interact cho thành phố, tập đoàn Signify (tiền thân là Philips Lighting) đã ghi nhận những bước chuyển tích cực mà chiếu sáng thông minh có thể đóng góp cho quá trình chuyển đổi này.

Cụ thể, một hệ thống Interact có thể tiết kiệm đến 80% năng lượng tiêu thụ cho chiếu sáng đô thị; cải thiện 50% hiệu suất vận hành chiếu sáng thành phố; giảm thời gian tắt đèn do sự cố xuống dưới 1% nhờ khả năng báo lỗi và xử lý sự cố kịp thời. Nhờ đó không gian đô thị trở nên đáng sống hơn cho tất cả công dân khi hệ thống chiếu sáng thông minh có thể giảm tới 30% tai nạn, giảm đến 20% tỉ lệ tội phạm, cải thiện mức độ an toàn cho giao thông và người đi bộ; giảm đến 80% khí thải CO2; theo dõi và giải quyết vấn đề kịp thời trước khi nhận lời than phiền từ người dân; bảo mật dữ liệu của nhà quản lý khỏi nguy cơ truy cập trái phép…

Giải pháp chiếu sáng thông minh của Signify còn có nhiều ưu điểm, đó là: Có một bảng điều khiển cho tất cả các ứng dụng chiếu sáng; Tích hợp trao đổi các lệnh sự kiện và dữ liệu với hệ thống phần mềm doanh nghiệp một cách linh hoạt; Hoạt động và bảo trì dễ dàng thông qua hệ thống giám sát, chẩn đoán và nâng cấp từ xa; Truy xuất dữ liệu được ngữ cảnh hóa từ các cảm biến và các thiết bị IOT khác được kết nối với hệ thống chiếu sáng; Tích hợp với hệ thống quản lí và chính sách bảo mật CNTT hiện có để bảo mật mạnh mẽ và cung cấp các API bảo mật mở an toàn, cộng với môi trường Sandbox dành cho nhà phát triển, thông qua cổng thông tin nhà phát triển Interact… Có thể thấy, đây là một trong những giải pháp hàng đầu về chiếu sáng thông minh ở Việt Nam.

Tại Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam - Industrie 4.0 Awards” lần thứ Nhất, vào ngày 15/7/2022 tại Hà Nội, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số thực hiện với sự bảo trợ của Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Chương trình được triển khai nhằm biểu dương các thành tựu xuất sắc, trong lĩnh vực sản xuất và thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin, công nghệ số, đổi mới sáng tạo giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế số. Giải pháp hệ thống chiếu sáng IoT Interact và Philips Hue của Signify Việt Nam được vinh danh ở hạng mục: Top Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0.

tm-img-alt

Ông Lê Quốc Thuận, Giám đốc công nghệ Signify Việt Nam nhận giải “Top doanh nghiệp công nghiệp 4.0 Việt Nam”

Theo Nghị quyết 52 của Chính phủ xác định mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam phải có ít nhất có 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm ở Bắc, Trung, Nam và đến năm 2030, hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm này, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. Chính vì thế, vai trò hệ thống chiếu sáng thông minh của tập đoàn Signify nói riêng và các doanh nghiệp về giải pháp chiếu sáng nói chung càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thời gian tới, Signify Việt Nam sẽ luôn chủ động nắm bắt cơ hội, chung tay với các nhà quản lý, tận dụng sức mạnh của chiếu sáng thông minh để tiến đến xây dựng các thành phố thông minh ở Việt Nam.  

Xem Thêm

Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.
Quảng Ngãi: Hội thảo Giải pháp nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững
Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, ngày 16/5/2023, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
Bình Thuận: Giới thiệu một số mô hình sản xuất nông nghiệp
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Sáng ngày 16/5/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo “Giới thiệu một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững”.
Cần tăng cường chuyển giao công nghệ hiện đại
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là một kênh quan trọng để mỗi ngành, mỗi địa phương giải quyết tốt các vấn đề khoa học, kinh tế - xã hội. Thời gian qua, tại nước ta đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài để ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên, mang lại nhiều kết quả.

Tin mới

Phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong xây dựng chính sách pháp luật và tham gia QLNN về KH&CN
Trong mọi thời đại, ở mọi quốc gia, đội ngũ trí thức luôn luôn là một lực lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tập hợp và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật, tham gia quản lý nhà nước về KH&CN chính là nhiệm vụ trọng tâm mà Liên hiệp Hội Việt Nam đề ra trong giai đoạn hiện nay.
Thái Bình:Tôn vinh 18 cá nhân tiêu biểu của phong trào “Học không bao giờ cùng”
Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đại biểu trí thức tỉnh Thái Bình năm 2023. Tới dự có đồng chí: Ngô Thị Kim Hoàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Vũ Thanh Vân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập tỉnh
Liên hiệp Hội tỉnh Bạc Liêu: Từng bước phát triển mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp Hội) hiện có 25 hội thành viên và tổ chức liên kết, với khoảng 7.500 hội viên. Thời gian qua, Liên hiệp Hội đã từng bước thực hiện tốt công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Nghệ An: Hội Điều Dưỡng kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 2/6, Hội Điều dưỡng tỉnh Nghệ An đã kỷ niệm 30 năm thành lập (3/6/1993 - 3/6/2023) và tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Tham dự lễ kỷ niệm có các lãnh đaọ, nguyên lãnh đạo Sở Y tế tỉnh qua các thời kỳ và các hội viên của Hội.
Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ (KH&CN). Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì tọa đàm.
Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn năm 2022
Sáng 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc (trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn tôn vinh 15 tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.