Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 03/10/2018 02:58 (GMT+7)

Gia lai: Góp ý cho Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học

Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học được ban hành cách đây nhiều năm đã bộc lộ không ít hạn chế, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn. Vì vậy, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của hai luật này đang được đưa ra lấy ý kiến theo hướng phù hợp Hiến pháp năm 2013 cũng như Nghị quyết số 29 của Hội nghị T.Ư 8 (khóa XI) về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”; bảo đảm tính thống nhất, toàn diện và thiết thực… Dự thảo Luật được đề xuất sửa đổi 39/73 điều, chiếm 53% tổng số điều của Luật GD ĐH năm 2012 và bổ sung 2 điều, tập trung vào 04 nhóm chính sách lớn: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học; Đổi mới quản trị đại học; Đổi mới quản lý đào tạo; Đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học…

Để hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Sự tham gia góp ý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan giúp các nhà làm Luật tiếp thu ý kiến, nhờ đó để có cái nhìn toàn diện, khách quan trong quá trình xây dựng văn bản Luật.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp rất nhiều ý kiến, đầy trách nhiệm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật. Đa số đại biểu tập trung ở Điều 4: cơ sở giáo dục đại học không nên phân biệt: Đại học, trường đại học và học viên mà thống nhất là cở sở đại học và không nên có đại học trong trường đại học thì mới tự chủ được; Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để phân loại các trường cần phải có cơ quan kiểm định riêng, độc lập; Hội đồng nhà trường quy định Chủ tịch Hội đồng không giữ chức vụ trong trường thị khó thực hiện các nhiệm vụ nên phải là người có quyền lực nếu không chỉ là hình thức; Điều 12 ở mục 9: thay cụm từ khuyến khích thay cụm từ đẩy mạnh…  

Qua buổi hội thảo, Liên hiệp Hội sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp của các đại biểu vào Dự thảo Luật báo cáo với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh để có sở sở góp ý trước kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới