Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 18/12/2020 22:16 (GMT+7)

Gặp gỡ Tài năng và Doanh nghiệp Toàn cầu lần thứ 14

Vào 14h chiều 18-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã diễn ra sự kiện giao lưu trực tuyến Việt Nam - Nhật Bản: Gặp gỡ Tài năng và Doanh nghiệp Toàn cầu lần thứ 14.

Khách mời tham gia Giao lưu trực tuyến gồm:

+ VUSTA: TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch VUSTA

+ Nhật Bản: Viện Nhật ngữ EHLE Osaka, Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai, Cục Du lịch Osaka.

Mục đích sự kiện lần này là hỗ trợ du học sinh tìm kiếm việc làm; Tạo mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp, trường học, cơ quan hành chính; Xây dựng nền tảng nơi để du học sinh đóng một vai trò tích cực.

Phát biểu khai mạc, TS Nghiêm Vũ Khải – Phó chủ tịch Vusta cho biết, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; là nước cung cấp ODA lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam. Nhật Bản đã vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài đứng đầu ở Việt Nam hiện nay với hơn 2.500 doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước đã và đang phát triển mạnh mẽ. Trước khi Covid-19 xuất hiện, Nhật Bản đã đứng thứ ba về số lượng khách du lịch đến Việt Nam và xứ sở hoa Anh Đào cũng là điểm du lịch hấp dẫn của du khách Việt Nam.

Hiện nay có trên 230.000 người Việt Nam học tập, sinh sống, làm việc tại Nhật Bản và hơn 16.000 người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc.

Quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Nhật Bản được coi là đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong đó có Sự kiện Gặp gỡ Tài năng và Doanh nghiệp Toàn cầu (Global Talent&Businees Meetup) lần 1 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, lần 2 tại Hà Nội năm 2018, lần 3 năm 2019 tại Đà Nẵng.

Từ đầu năm nay, đại dịch COVID-19 xuất hiện và lan tràn trên toàn thế giới, cướp đi sinh mạng hành triệu người và gây ra những tổn thất chưa từng có cho hầu hết các quốc gia, châu lục. Tuy nhiên COVID-19 đã không thể ngăn cản sự gắn kết giữa hai dân tộc trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, tôi đặc biệt đánh giá cao sự nỗ lực của Học viện EHLE và các đơn vị liên quan từ Nhật Bản và Việt Nam đã quyết định tổ chức sự Gặp gỡ Tài năng và Doanh nghiệp Toàn cầu theo hình thức trực tuyến lần đầu tiên, nhằm đưa hai dân tộc xích lại gần nhau hơn. Chắc chắn hình thức trực tuyến sẽ được sử dụng nhiều hơn trong tương lai, kể cả khi nhân loại chế ngự được COVID-19 cũng như các loại bệnh dịch lây lan khác.

Để góp phần vào thúc đẩy mối bang giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, được sự cho phép của các cơ quan hữu quan, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vinh dự được phối hợp với Học viện Nhật ngữ EHLE Nhật Bản tổ chức “Gặp gỡ Tài năng và Doanh nghiệp Toàn cầu (Global Talent&Business Meetup)” lần 4 vào hôm nay 18/12/2020 theo hình thức trực tuyến.

Chúng ta cùng hy vọng, đây là hoạt động giao lưu, gặp gỡ với ý nghĩa tích cực nhằm thúc đẩy tình hữu nghị và mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân giữa hai nước đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ, tạo cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm cho thanh niên Việt Nam tại các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam và tại Nhật Bản.

Tại sự kiện, các đại biểu tham gia trao đổi gồm hai phần: phần một là du học sinh tham luận về nội dung những hoạt động tình nguyện và thực tập doanh nghiệp có ích cho việc tìm kiếm việc làm. Phần hai là giao lưu giữa các doanh nghiệp tuyển dụng du học sinh, những du học sinh đã tốt nghiệp ở Ehle, các doanh nghiệp tiếp nhận thực tập và các du học sinh đang hoạt động tìm kiếm việc làm, các doanh nghiệp dự tính tuyển dụng hoặc tiếp nhận du học sinh thực tập doanh nghiệp, và còn có giao lưu giữa các trường học, cơ quan hành chính muốn kết hợp với du học sinh.

Tin, ảnh: HT

Xem Thêm

Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ động vật hoang dã
Dự án “Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ động vật hoang dã và giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã tại các đô thị lớn” do Trung tâm Giáo dục thiên nhiên là Chủ dự án và được tài trợ bởi Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã ENV của Hoa Kỳ (ENV Wildlife Conservation Trust).
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.