ENV hành động vì động vật hoang dã
Chính vì vậy, Nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng trực tiếp tham gia bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn hệ sinh thái đa dạng của Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phát động Cuộc thi vẽ tranh “Hành động vì động vật hoang dã”.
Nội dung của Cuộc thì là minh họa mối đe doạ đối với các loài tê giác, hổ, tê tê hay các loài động vật hoang dã khác của Việt Nam do hành vi săn bắt, buôn bán trái phép, thu hẹp môi trường sống hoang dã; Khuyến khích cộng đồng không sử dụng sừng tê giác, cao hổ hay vẩy tê tê, sử dụng các loại thuốc thay thế; Khuyến khích cộng đồng không sử dụng động vật hoang dã làm đặc sản vì điều này thúc đẩy hoạt động săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã; Khuyến khích cộng đồng không mua động vật hoang dã để làm vật cảnh; Ca ngợi tình yêu động vật hoang dã và sự hoà hợp giữa con người và động vật hoang dã; Khuyến khích cộng đồng hành động để bảo vệ động vật hoang dã; Tác phẩm dự thi không nên vẽ các loài động vật hoang dã không có ở Việt Nam như sư tử, hươu cao cổ, gấu trúc…
Theo ENV, nội dung bức tranh phải thể hiện được mối đe dọa với các loài tê giác, hổ, tê tê hay các loài động vật hoang dã khác của Việt Nam do hành vi săn bắt, buôn bán trái phép, thu hẹp môi trường sống hoang dã. Từ đó khuyến khích cộng đồng không sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã mà hãy bảo vệ chúng.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học vô cùng độc đáo với sự phân bố của nhiều loài động vật quý hiếm. Đáng tiếc là nhiều loài động vật hoang dã của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã ở Việt Nam đang ngày một gia tăng.
Năm 2010, con tê giác cuối cùng của Việt Nam bị giết hại tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Theo dự đoán của nhiều nhà khoa học thì hổ có thể sẽ là loài tiếp theo bị tuyệt chủng. Trong 15 năm qua, quần thể hổ hoang dã của Việt Nam đã giảm mạnh và giới khoa học ước tính chỉ còn khoảng 10 con sống sót ngoài tự nhiên. Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn thì chẳng bao lâu nữa, loài hổ sẽ chịu chung số phận tuyệt chủng với loài tê giác một sừng tại Việt Nam. Các loài thú lớn như hổ, voi, gấu và các loài khác như vượn, voọc, rùa, tê tê cũng bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắn, buôn bán và tiêu thụ trái phép.
Hiện tại, khoảng 1.556 loài được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Các khu rừng nhiệt đới, nơi trú ẩn của một nửa số sinh vật hiện tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp hàng trăm nghìn ha mỗi năm. Vô số loài đã biến mất khi môi trường sống của chúng bị phá hủy. Nói cách khác, tốc độ tuyệt chủng của sinh vật hiện nay không hoàn toàn là do tự nhiên. Việc bảo tồn sự đa dạng của các loài động thực vật trong tự nhiên là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.
Sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã không phải đơn thuần do môi trường sống bị mất mà là chính bàn tay của con người gây trực tiếp gây ra. Các hành động săn bắn, bẫy thú đã làm số lượng động vật hoang dã giảm xuống đến tốc độ chóng mặt.
Một số lượng lớn các loài động vật hoang dã như voi, tê giác bị săn bắn đến mức số lượng chẳng còn lại là bao nhiêu trên khắp thế giới. Nếu những hành động săn bắn trái phép này còn tiếp diễn thì một ngày nào đó chẳng có voi, tê giác hoặc rùa.
Chính vì vậy, chúng ta phải cùng nhau hành động thì những việc nhỏ bé sẽ trở nên lớn. Việc xâm phạm rừng, làm biến đổi môi trường sống của các loài đang là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều động vật trong Sách Đỏ Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới bị tuyệt chủng. Một số rất hiếm hoi còn lại thì "đứng trên bờ vực", ENV cho biết.