Dược tính của rau
Xin thưa ngay rằng, các chất bổ dưỡng ở rau đã xây dựng nên mạng lưới "vi mạch" trong cơ thể, góp phần mang lại nguồn năng lượng hoàn chỉnh cho mỗi người.
Con người vốn tiến hoá từ loài linh trưởng, vì thế chúng ta ăn rau quả cũng một phần do yếu tố di truyền.
Trong khi loài người thông minh đã xây dựng nền tảng vững chắc cho một cơ thể khoẻ mạnh từ protein và mỡ của các loài động vật thì nhờ vào yếu tố di truyền, họ vẫn tự động lập trình khai thác nguồn dinh dưỡng quý báu từ các loại rau quả như một phần không thể thiếu đối với sự phát triển của giống ăn tạp.
Mặc dù ngày nay, con người đã có thể sống khoẻ, sống tốt dựa vào các loại thịt "tiêu chuẩn" rồi sau đó là những chế độ ăn kiêng chất béo nhưng không vì thế mà có thể bỏ hoàn toàn không ăn thực vật. Bởi thực vật chính là nguồn năng lượng không thể thiếu cho cuộc sống phức hợp cao cấp và chúng ta, theo bản năng, biết rằng mình cần phải ăn thực vật.
Nếu cơ quan vị giác của chúng ta bình thường và không bị thay đổi bởi những chế độ ăn kiêng theo kiểu hiện đại hoá, đôi khi chúng ta sẽ thèm vị đắng của rau củ và sẽ tự động đi tìm để bổ sung vào cơ thể.
Trường hợp này, các nhà khoa học gọi là tự bốc thuốc cho mình hay tự động điều chỉnh cơ chế hoá sinh theo cảm giác. Tóm lại, thực vật là yếu tố cực kỳ quan trọng nếu không nói là mấu chốt trong sự tiến hoá tổng quát của loài người, trong đó, nguồn cacbonhydrate tập trung trên củ, rễ và hạt của các loài thực vật giữ vai trò bảo hiểm, ngăn chặn nguy cơ sai lệch ở cấp độ cao, nếu không, có thể loài người sẽ không có hình dạng và trí tuệ như ngày nay.
Con người cần nhiều năng lượng hơn bất kỳ loài linh trưởng nào để duy trì hoạt động của bộ não khoảng 300 kcalo, và nguồn năng lượng đó phải được chuyển hoá thành glucose.
Nguồn năng lượng này có thể tìm thấy dễ dàng ở rất nhiều loại rễ cây, thân cây, củ, quả, tuỳ thuộc vào lượng cacbonhydrate trong đó. Một số loài thân, củ và rễ có thể được chọn làm thức ăn cơ bản cho chúng ta, tiếp sau đó là lá, chồi non, cành non, nụ và hoa.
Rau quả chứa chất chống ôxi hoá
Vấn đề nằm ở chất carotene. Carotene là thứ cung cấp cho rau quả màu sắc và vị ngon. Có hơn 600 loại carotene trong thực vật và một số loài động vật. Các loài carotene chính mà con người vẫn hấp thu bao gồm beta-carotene, alpha-carotene, lycopene, lutein, zeaxanthin, and beta-cryptoxanthin.
Lycopene chứa lượng chất chống oxi hoá nhiều nhất, tiếp theo là beta-carotene và beta-cryptoxanthin, cuối cùng là lutein, zeaxanthin. Tác dụng đầu tiên của chất chống oxi hoá là hấp thu các oxi gây hại ngày càng nhiều trong cơ thể theo tuổi tác, gây ra các căn bệnh như suy giảm trí nhớ và các bệnh thoái hoá.
Ngoài ra chất này còn có tác dụng bảo vệ thành mạch máu. Trong một khẩu phần các loại rau quả bình thường có từ 300-400 đơn vị ORAC (số đo hàm lượng chất chống oxi hoá). Nhưng một số loại rau quả đặc biệt như cải xoăn, tỏi, hàm lượng chất này cao hơn rất nhiều, hoặc cà rốt lại có hàm lượng chất này rất thấp.
Rau quả cung cấp đầy đủ vitamin
Dĩ nhiên, ai cũng biết, phải ăn cả rau quả cùng với thịt thì lượng vitamin vào cơ thể mới đầy đủ. Rau quả nói chung là nguồn cung cấp quan trọng nhất vitamin A, vitamin C và acid folic. Thiếu acid folic, lượng tế bào hồng cầu sẽ giảm đi, cơ thể nhanh chóng bị mỏi mệt, quá trình sản xuất tế bào bạch cầu chậm lại, cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh hơn. Acid folic có nhiều nhất trong súp lơ, cải xoong, cải bắp, đậu Hà Lan...
Bên cạnh đó, cũng có một số loại đặc biệt cung cấp tốt vitamin B1, khoai tây và các loại rau lá xanh được coi là nguồn vitamin B2 dồi dào, khoai tây, súp lơ và súp lơ xanh, cà chua cũng cho rất nhiều vitamin B5.
Vitamin B6 cũng rất cần thiết cho não, hệ thống miễn dịch và tiền tố của các hoóc môn quan trọng. Tất cả các loại rau thuộc họ cải bắp đều giàu vitamin B6, như rau bina, đậu Hà Lan, khoai tây, cải xong, hành tây... Rất nhiều loại rau củ chứa một lượng nhỏ vitamin E nhưng rất hữu dụng.
Nguồn chất xơ dồi dào
Ai cũng biết rau quả là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nhất. Chất xơ trong rau quả cũng được chia ra làm nhiều loại khác nhau nhưng đều rất có ích với cơ thể người. Lời khuyên là một ngày nên ăn tối thiểu khoảng 25-30gr chất xơ. Với trẻ em từ 2 tuổi trở lên, lượng chất xơ cần thiết là số tuổi của trẻ +5gr.
Dưới đây là một số bí quyết nhỏ về việc ăn chất xơ thế nào cho hiệu quả.
- Ăn cả quả, cả rau thay vì chỉ uống nước ép.
- Bữa sáng nên ăn các loại hạt thuộc dòng ngũ cốc.
- Lúc ăn vặt, nên ăn các loại rau quả tươi thay cho snack, kẹo...
- Dược tính của chất xơ rất nhiều. Nó có thể làm giảm khả năng trở bệnh của các bệnh về tim mạch, đái đường, ruột thừa, rất hữu ích trong quá trình chữa trị bệnh táo bón. Ngoài ra chất xơ cũng có một ít tác dụng trong quá trình phòng và điều trị chứng ung thư ruột kết.
Tất cả những yếu tố kể trên, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng trong rau quả còn được gọi chung là phytochemicals (dược- thực vật) bởi chúng có nhiều khả năng đặc biệt trong việc phòng chống và chữa bệnh. Ăn nhiều hoa quả, tối thiểu cũng giúp giảm nguy cơ bị tim mạch và đột quỵ, dễ dàng khống chế hàm lượng cholesterol trong máu hơn, phòng chống một số bệnh về thị giác, cho làn da đẹp và khoẻ mạnh hơn.
Rau quả đóng hộp an toàn hơn chúng ta nghĩ
Rau quả bắt đầu được đóng hộp từ thời Napoleon. Năm 1885, Thomas Kensett được trao bằng phát minh vì nghĩ ra cách bảo quản thực phẩm trong lọ thủy tinh và hộp thiếc. Ngày nay, nhờ sự phát triển như vũ bão của công nghệ, thực phẩm đóng hộp đã an hoàn hơn trước kia rất nhiều.
Khi rau quả tươi được đóng hộp thiếc hoặc nhôm ở tình trạng chân không và được chế biến, chiếc hộp sẽ có tác dụng như một nồi nhỏ, giữ lại được hết vị tươi ngon, vitamin và khoáng chất. Và vì được chế biến lên sau khi đóng hộp, các nguy cơ tiềm tàng về vi khuẩn sẽ không còn nữa, hoàn toàn vô hại với người ăn, kể cả để trong một thời gian dài.
Trên thực tế, ngày nay, chúng ta có thể ăn ngay các loại rau quả đóng hộp mà không cần chế biến lại bởi chúng đã được khử trùng trong quá trình đóng hộp. Người tiêu dùng khi đi mua đồ hộp thường không chọn những hộp bị móp, bẹp vì sợ rằng thức ăn bên trong bị ảnh hưởng. Sự thực là chỉ những hộp nào phồng nên mới đáng sợ, bởi thức ăn bên trong nhiều khả năng đã bị hỏng. Hãy yên tâm rằng tất cả thực phẩm đóng hộp trước khi bán ra thị trường đều phải trải qua những đợt kiểm tra chất lượng cực kỳ gắt gao.
Rau quả đóng hộp cũng không có thêm bất kỳ yếu tố nhân tạo hay hoá chất bảo quản nào. Tất cả là nhờ quá trình làm tiệt trùng bằng nhiệt độ và chất lượng của khâu đóng hộp.
Những loại vitamin và khoáng chất tự nhiên vẫn được giữ nguyên, như gulocose, natri, beta carotene, chất xơ, chất diệp lục.... Cá biệt cũng có một số loại rau quả đóng hộp phải cho thêm muối hoặc đường tự nhiên để gia tăng vị ngon nhưng không đáng kể và không ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.
Rau quả đóng hộp có những sự tiện lợi riêng. Mua bây giờ, sau này dùng. Rau quả tươi để vào tủ lạnh sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng, rau quả đóng hộp vẫn giữ nguyên được dinh dưỡng và sự tươi ngon như ngày chúng bắt đầu được đưa vào chế biến.
Rau quả đóng hộp cũng không đòi hỏi chế biến trước khi ăn. Cùng lắm thì chỉ đun nóng mà thôi. Không phải cắt, phải thái, phải lột vỏ... Bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Nguồnwww.vnn.vn11/8/2005