Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 18/11/2011 18:27 (GMT+7)

Được mời làm Tổng thống, nhà bác học Anhxtanh đã từ chối

Anhxtanh hiền lành, khiêm tốn, nhưng hết sức chăm chỉ, cần cù học tập, từ nhỏ cậu đã mê những trò chơi vật lý, sống cạnh người chú ruột kỹ sư điện nhiều kinh nghiệm và được tiếp nhận những khái niệm đầu tiên về toán học từ ông chú tài hoa này. Khi đã trưởng thành những lúc suy tư, vui buồn cậu lại thích chơi nhạc Mozart cho tâm hồn được thanh thản.

Tài năng về toán học của Anhxtanh đã bộc lộ rõ ở tuổi 12 khi đang học phổ thông cơ sở tại Đức, sau đó tới Thuỵ Sĩ học đại học Bách khoa kỹ thuật.Có điều buồn cười là khi thi vào đại học Bách khoa Zurich, cậu bị hỏng, vì thiếu điểm Ngoại ngữ và Sinh vật, nhưng điểm toán lại vượt trội, nên vẫn được ông hiệu trưởng giới thiệu vào một trường đại học khác và đã tốt nghiệp vào năm 1901. Trên đất Thuỵ Sĩ, ông đã viết thành công luận án tiến sĩ khoa học năm 1905 ở tuổi 26 tại đại học Zurich. Năm 1905, trở thành “ năm kỳ diệu của Anhxtanh”, vì bản luận án đã làm thay đổi cả ngành khoa học Vật lý của Thế giới. Đến năm 1909, tuy còn rất trẻ ông được bổ nhiệm làm “ Giáo sư đặc cách” của trường đại học Zurich, rồi cuối năm 1912, trở thành giáo sư thực thụ của mái trường này.

Năm 1913, ông trở thành giáo sư đại học tổng hợp Humboldt- Berlin, rồi viện sĩ Viện Hàn lâm Đức; nơi đây ông được hưởng quyền tự do nghiên cứu. Năm 1916 ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Vật lý Đức. Chẳng bao lâu sau, vào ngày 11-10-1922, Viện Hàn lâm khoa học Thuỵ Điểnquyết định tặng giải thưởng Nobel về Vật lý; vào tháng 7-1923, Anhxtanh tới Stockhlom nhận giải thưởng và diễn thuyết trước đông đảo nhà khoa học. Vua Thuỵ Điển cũng tới dự.

Suốt đời mình, nhà bác học đã viết nhiều sách và hàng trăm bài báo lớn. Là người sùng tự do cá nhân, tuy tin vào Thượng đế trừu tượng; không tham gia một tổ chức xã hội nào… Trời lại phú cho ông tính lạc quan, hay cười, thích khôi hài, ngay cả khi gặp rủi ro. Ông vui vẻ trả lời hàng trăm lá tư từ xa gửi tới, kể cả thư của một cậu bé không giải được bài toán khó ở trường. Đúng là ông làm việc cho nhân loại với tất cả lương tâm.

Quan điểm chính trị của Anhxtanh nghiêng về cánh tả, ghét chiến tranh, tha thiết yêu hoà bình, và mong muốn phục quốc Do Thái. Cũng vì thế, năm 1933 chủ nghĩa phát xít cầm quyền tại Đức bùng phát ghê gớm nạn bài Do Thái lộng hành tại đây, Hitler vu cho Anhxtanh chứa chấp vũ khí bất hợp pháp, rồi ra lệnh tịch biên gia sản và Đảng Quốc xã treo giải lấy đầu nhà bác học 20.000 mác. Để tránh bị khủng bố, ông buộc phải sang Mỹ và làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp ở Princeton– bang New Jersey , rồi định cư ở đó đến cuối đời. Trên đất Hoa Kỳ, ông sống bình thản và tự do, yên tâm lao động khoa học. Mỗi ngày, mỗi sáng đi bộ 2km từ nhà đến nơi làm việc và thường xuyên đi bách bộ trong khu vườn, trầm ngâm suy nghĩ. Ông từng kêu gọi các nhà khoa học hãy cảnh giác, tuy rằng khoa học có thể đem lại lợi ích đích thực cho nhân quần xã hội, song cũng có thể quay lại cung cấp vũ khí tai hại cho kẻ thù của nhân loại, sẽ dẫn đến những kết quả bi thảm!

Ngày 2-8-1939 giới khoa học Mỹ đã đề nghị Anhxtanh thay mặt, viết lá thư gửi Tổng thống Mỹ Roosevelt để cảnh báo khả năng phát xít Đức đang tiến hành làm bom nguyên tử, vừa khuyến cáo Hoa Kỳ cần vượt lên khả năng này. Về sau, chính việc đó khiến ông hối hận vì dùng bom nguyên tử giết hàng vạn sinh linh!

Năm 1952, Thủ tướng Israel viết thư mời ông về nhận chức Tổng thốngtại quê nhà, nhưng nhà bác học vĩ đại Anhxtanh đã viết thư từ chối, qua vị Đại sứ Ixrael tại Hoa Kỳ. Nội dung bức thư như sau:

Kính gửi ngày Đại sứ,

“Tôi rất cảm động về lời đề nghị trở thành Tổng thống Israel nhân danh Thủ tướng Ben Gourion, nhưng cũng rất buồn vì phải từ chối lời đề nghị này. Do cả cuộc đời của tôi chỉ biết cống hiến cho khoa học, nên tôi cho rằng mình không đủ tố chất và kinh nghiệm để điều hành công việc của một quốc gia. Hơn nữa, tuổi tác và sưc skhoẻ là rào cản vô hình khó có thể giúp tôi hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng như vậy.

Thế nhưng cho dù có ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi vẫn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của một người Do Thái. Ước nguyện của tôi là muốn thấy một Nhà nước Do Thái chung sống hoà bình với các dân tộc Arập khác. Tôi hy vọng đất nước Israel sẽ tìm được một người kế thừa xứng đáng cho cố Tổng thống Weizmann” (nguồn Internet).

Quả là nhà bác học thiên tài này chỉ say mê khoa học, mà không màng tới những danh vọng đời thường. Ngay cả khi lâm bệnh nặng, các bác sĩ định giải phẫu não, nhưng ông từ chối: “Tôi muốn đi khi tôi muốn. Thật vô vị để duy trì cuộc sống giả tạo. Tôi đã hoàn thành chia sẻ của mình, đã đến lúc phải đi. Tôi sẽ làm nó thật thanh thản”. Trước khi lìa đời, ông đã viết giấy hiến tặng bộ óc của mình cho các nhà nhân chủng học nghiên cứu. Là nhà khoa học lừng danh nhất thế kỷ XX, Anhxtanh từ trần tại bệnh viện Princetonở tuổi 76 (18-4-1955), nơi ông đã làm việc đến hơi thở cuối cùng. Thi hài ông được hoả thiêu và tro được rải khắp quanh Viện nghiên cứu cao cấp Princeton…

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.