Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 15/02/2025 01:56 (GMT+7)

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 14/2, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội Tờ trình về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đề xuất áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay
Theo Bộ trưởng Công Thương, đây là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu. Cùng với đó, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta. Do đó, rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.
Mục tiêu Chính phủ đặt ra là đưa dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030-2031, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính phủ đã đề xuất một loạt cơ chế chính sách đặc thù cho dự án.
Trinh Quoc hoi co che dac thu nha may dien hat nhan Ninh Thuan
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên 
Cụ thể, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép triển khai đồng thời các công việc về đàm phán các hiệp định, thoả thuận với đối tác song song với quá trình lập các hồ sơ và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư.
Việc lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu dự kiến sẽ áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong Thoả thuận hoặc Hiệp định liên Chính phủ; Áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng để lập, thẩm tra, thẩm định, trợ giúp chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án; mua nhiên liệu, thuê đối tác vận hành, bảo dưỡng trong thời gian đầu.
Được thực hiện song song, đồng thời một số công việc chuẩn bị dự án (khảo sát lập nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, rà phá bom mìn, thực hiện dự án thành phần…) trong quá trình đàm phán hiệp định, thỏa thuận, hợp đồng chìa khoá trao tay trước khi phê duyệt dự án đầu tư.
Đối với cơ chế về phương án tài chính và thu xếp vốn thực hiện dự án sẽ đàm phán vay vốn Chính phủ với các đối tác; cho phép chủ đầu tư vay lại không chịu rủi ro tín dụng; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác; chủ đầu tư được sử dụng nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ/ doanh nghiệp/ công trình và một số cơ chế khác để có đủ vốn đối ứng thực hiện dự án; Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án di dân, tái định cư.
Ngoài ra là các cơ chế về áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật; các định mức, đơn giá; cho phép các chủ đầu tư miễn thủ tục báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt dự án đầu tư, phương án huy động vốn;
Cơ chế, chính sách cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án đền bù, tái định cư nhà máy điện hạt nhân; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng điện hạt nhân; đảm bảo cung cấp vật liệu cho xây dựng dự án; đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân vùng dự án.
Cơ chế về thủ tục phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các hạng mục liên quan đến Dự án và các dự án thành phần; xử lý chồng lấn khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; xử lý chồng lấn quy hoạch (nếu phát sinh) trong quá trình thực hiện Dự án. Cơ chế về thực hiện tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Kiểm soát chặt chẽ các điều khoản hợp đồng
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất với sự cần thiết phải ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tuy nhiên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, Tờ trình số 74/TTr-CP của Chính phủ chưa nêu bật: cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đối với sự cần thiết, tính cấp bách ban hành các cơ chế, chính sách; quan điểm và nguyên tắc ban hành các cơ chế, chính sách trong dự thảo Nghị quyết. Qua đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ nội dung này.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, Chính phủ đề xuất đưa Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ.
Chính phủ chỉ đạo bổ sung thông tin về cơ sở chính trị, pháp lý, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về mốc tiến độ để nêu bật cần thiết phải ban hành Nghị quyết ở thời điểm hiện tại thay vì ban hành cùng với Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) (dự kiến trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, tháng 5.2025).
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc có được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết này đối với dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sau khi được điều chỉnh hay không.
Về lựa chọn nhà thầu, một số ý kiến tán thành các cơ chế lựa chọn nhà thầu được Chính phủ đề nghị trong dự thảo Tờ trình nhằm sớm triển khai dự án, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nội dung về chỉ định thầu đã được quy định trong Luật Đầu tư và phù hợp với việc lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng dự án này, do đó đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị quyết.
Việc áp dụng chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Song, hình thức này có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nguy cơ lợi ích nhóm và thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện. Vì vậy, đề nghị cần có quy định rõ ràng về điều kiện áp dụng, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, bổ sung cơ chế kiểm soát chặt chẽ các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là các cam kết về công nghệ, bảo trì và chuyển giao công nghệ sau khi hoàn thành dự án.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Đồng thời yêu cầu rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31/12/2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030.

Xem Thêm

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.