Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 28/04/2005 16:14 (GMT+7)

Dùng tảo để chữa bệnh

Tảo spirulina là loại thực vật có hình dạng lò xo, và có mặt trên trái đất từ cách đây khoảng 3 tỷ năm. Chúng có khả năng quang hợp rất tốt và là thực vật duy nhất có khả năng sinh sôi và phát triển trong những ao hồ có nhiều hoá chất độc hại. Tảo spirulina được coi là thần dược trong việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng. Ngoài ra chúng còn chứa vô vàn các chất khác có lợi cho cơ thể như vitamin A, axit béo, vitamin B12, canxi, magiê - những chất được coi là “mang lại cuộc sống ấm no cho các cơ quan của cơ thể”. Các nhà khoa học đã khám phá tác dụng tảo spirulina từ nhiều thập kỷ nay nhưng do tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ dược phẩm và sinh hoá nên loài tảo này đã bị lãng quên. Hơn nữa, các nhà khoa học lúc đó vẫn chưa phát hiện ra hết tác dụng của loài thực vật thuỷ sinh này. Tuy nhiên, từ lâu chúng đã được coi là thần dược đối với các nước châu Phi vì nó vừa rẻ tiền, vừa dễ sử dụng lại vừa dễ lấy.

Ngày nay, các nhà khoa học lại tìm đến loài tảo này, mỗi năm có khoảng 3.000 tấn tảo được xuất khẩu, nước tiêu thụ mạnh nhất là đại lục Trung Hoa (chiếm một nửa), tiếp theo là Mỹ. Tại Mỹ người ta còn chiết xuất loại tảo này làm dược phẩm để phá huỷ các lớp mỡ, căn bệnh của những người giàu. Nhiều vận động viên thể thao đã coi loại tảo này là siêu thực phẩm để tăng cường sinh lực và làm săn chắc cơ bắp, đặc biệt là các vận động viên thể hình.

Sản xuất tảo Spirulina ở Châu Phi

Sản xuất tảo Spirulina
ở Châu Phi Vào những năm 1990, Tổ chức nhân đạo Antenna ở Thuỵ Sĩ đã đưa ra một ý tưởng mới, đó là dùng tảo spirulina để chống đói nghèo ở những nước kém và đang phát triển. Nếu như 1 hecta lúa mì hoặc đậu tương chỉ cho con người khoảng 1 tấn protein tinh chế thì 1 hecta tảo có khả năng sản xuất ra 9 tấn protein. Sau nhiều năm vận động, Antenna đã thuyết phục được người dân ở nhiều nước trồng loại tảo này để xuất khẩu làm thuốc bằng cách chứng minh cho họ thấy những tác dụng về y học cũng như giá trị về kinh tế. Một số công ty của Pháp đã bắt đầu trồng tảo tại châu Phi, điển hình như ở Koudougou, các chuyên gia đã giúp người dân ở đây cải tạo các ao hồ để trồng tảo quanh năm, dùng làm thuốc và xuất khẩu. Mỗi tháng, nước này đã xuất khẩu được hàng triệu đô la và chỉ cần trích ra khoảng 100kg là có thể cứu sống 3.000 đứa trẻ khỏi cảnh chết đói.

Gần đây các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, tảo spurilina còn là thực đơn chữa béo phì vô cùng hiệu quả. Công ty dược phẩm Ọquilibre Attitude của Pháp đã tăng gấp đôi doanh thu bán ra nhờ chế biến loại tảo này thành tân dược chống béo phì. Sau sự kiện này hàng loạt các tập đoàn dựơc phẩm thế giới đã nhảy vào phát triển tảo thành thuốc. Hiện nay, loài tảo này đã được trồng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nigeria, Nam Phi, Kenya... Các nhà khoa học tuyên bố rằng tảo spurilina còn có thể được sử dụng để chế tạo thành thuốc chống căn bệnh thế kỉ AIDS và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân nhiễm HỤV. Hai trường ĐH danh tiếng Harvard và Boston của Mỹ đang nhân giống tảo spirulina thành một loại tảo mới có khả năng chống được virut cảm cúm hoặc tăng cường sức lực cho DNA. Các cuộc thí nghiệm mới đây còn chứng minh được rằng khi sử dụng các hợp chất trong tảo spurilina cho những con chuột bị ung thư thì chúng đã giảm được những cơn đau đớn và các khối u cũng phát triển chậm lại. Trong khi đó, các nhà khoa học §ức phát hiện ra rằng tảo spirulina còn có thể làm cho các cơ quan nội tạng như tim, tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuỷ xương và màng tế bào trở nên khoẻ mạnh hơn.

Nguồn: Giáo dục & Thời đại số 33 ngày 17/03/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.