Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/05/2005 20:49 (GMT+7)

Dùng ong trị bọ dừa

Sau 2 năm triển khai dự án "Phòng trừ tổng hợp đối với bọ hại dừa tại Việt Nam" (dự án TCP/VIE/2905, do Chính phủ Việt Nam thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), phương pháp dùng con ong asecodes hispinarum để tiêu diệt bọ dừa đã thu được những thành công và kết quả khả quan: 60% vườn dừa của 21 tỉnh thành đang triển khai cách "dùng ong trị bọ" này đã phục hồi lại vẻ xanh tươi sau thời gian dài bị loài bọ cánh cứng tàn phá.

Ong asecodes hispinarum có nguồn gốc từ đảo Samoa (Philippines), chuyên sống ký sinh trên bọ dừa. Cách tiêu diệt bọ dừa của ong là sống ký sinh đồng thời đẻ trứng vào ấu trùng bọ dừa. Trong vòng 7 ngày sau, ấu trùng bọ dừa chết và biến dần thành màu nâu đen do bị ong ăn dần. Đến 20 ngày thì đàn ong trưởng thành và bay ra từ xác bọ dừa chết để đi tìm những bọ dừa khác, tiếp tục ký sinh và tiêu diệt. Ong asecodes hispinarum có vòng đời ngắn (13-15 ngày), bán kính phát tán từ 3-4 km, không bị các con khác ký sinh, tốc độ phát triển nhanh, không có dấu hiệu gây hại lên con người hay những loài có ích khác.

Bọ cánh cứng hại dừa (hay còn gọi là bọ dừa) là loại bọ có ấu trùng và thành trùng chuyên sống ký sinh trên cây dừa, tấn công lá và đọt non của cây dừa khi chưa bung ra làm lá hư hại, xơ xác, chết lá ngọn. Những thiệt hại do bọ dừa gây ra không những làm giảm số trái trên cây mà còn gây thiệt hại đến ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ quả dừa, xơ dừa, thủ công mỹ nghệ... Các biện pháp phòng trị thông thường như phun thuốc hóa học, bẫy, thả kiến... đều đạt hiệu quả thấp, tốn kém và chỉ mang tính đối phó. Tại buổi tổng kết 2 năm thực hiện dự án (diễn ra tại TP.HCM vào ngày 24/5/2005), ông Nguyễn Hữu Huân (Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: "So sánh với công tác phòng trừ bọ dừa từ năm 2004 trở về trước, phương pháp dùng ong trị bọ dừa đạt hiệu quả nhanh, ổn định, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tiết kiệm được chi phí hơn". Loài ong asecodes hispinarum hiện đang được nuôi dưỡng, nhân giống thành công tại Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Cần Thơ, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và một số chi cục bảo vệ thực vật tỉnh.

                        Nguồn:www.thanhnien.com.vn   ngày 30/5/2005
Ong asecodes hispinarum ký sinh trên ấu trùng bọ dừa

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.