Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 20/01/2021 18:02 (GMT+7)

Đưa khoa học công nghệ là động lực để phát triển

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng có 22 tổ chức hội thành viên, với trên 130.000 hội viên, trong đó có hơn 5.000 hội viên là trí thức, chiếm trên 35% trí thức toàn tỉnh, quy tụ được 70 chuyên gia trong các hoạt động khoa học, công nghệ và phản biện xã hội.

 Tâm sự cùng vusta.vn, Kỹ sư Hoàng Thị Bình – Chủ tịch Liên hiệp Hội cho biết, trong những năm Liên hiệp Hội luôn chú trọng  đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức thành công 2 hội thi sáng tạo kỹ thuật, có 80 giải pháp tham gia dự thi, trong đó có 58 giải pháp đạt giải cấp tỉnh, 2 giải pháp đạt giải khuyến khích toàn quốc. Hội thi đã thúc đẩy phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, nhất là khối doanh nghiệp đã vận dụng các giải pháp vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Kỹ  sư Hoàng Thị Bình – Chủ tịch Liên hiệp Hội Cao Bằng

Ngoài ra, Liên hiệp Hội còn phối hợp tổ chức thành công 5 cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Cao Bằng với 1.100 mô hình sản phẩm tham gia dự thi. Trong đó, có 282 mô hình sản phẩm đạt giải cấp tỉnh; 10 mô hình sản phẩm đạt giải toàn quốc. Đồng thời, nỗ lực tổ chức “Sự kiện vận động sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn”, kết quả có 40 giải pháp, ý tưởng đạt giải. Sự kiện đã góp phần thúc đầy ý tưởng sáng tạo của người dân, đưa ra các giải pháp kỹ thuật phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Xây dựng thành công các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn tiêu biểu như: Mô hình trồng lúa nếp Hương, lúa nếp Pì Pất, lúa nếp Ong; phục tráng giống, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; sản xuất lạc giống; sản xuất lúa thuần chất lượng cao; mô hình ứng dụng phân bón Phú Mỹ trong sản xuất lúa tại và ứng dụng cho cây ăn quả.

Mô hình “liên kết 4 nhà” (nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước) là một khái niệm không mới trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện các “mô hình liên kết 4 nhà” đối với sản phẩm nông nghiệp có tính địa phương còn xa lạ với nhiều người. Nhận thấy, Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều cây, con đặc sản riêng có, kỹ sư Hoàng Thị Bình đã đề xuất Đề tài khoa học thực hiện các “mô hình liên kết 4 nhà” đối với các sản phẩm lúa nếp Hương Bảo Lạc (xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc), nếp Pì Pất Cao Bằng (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), nếp Ong Trùng Khánh, lúa thuần chất lượng cao (xã Cai Bộ, huyện Quảng Uyên) và  Lạc (xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng). Để thực hiện đề tài này, kỹ sư Hoàng Thị Bình cùng đồng nghiệp đã tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất các sản phẩm cho trên 1.500 nông dân; chỉ đạo xây dựng mô hình sản xuất tại các xã thuộc phạm vi của đề tài nghiên cứu. Kỹ sư Bình cho thực hiện mô hình “liên kết 4 nhà” trong sản xuất, xây dựng nhãn hiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Kỹ sư Bình nói thêm, thực hiện các mô hình "liên kết 4 nhà” đối với sản phẩm nông nghiệp đặc sản địa phương là đề tài nghiên cứu khoa học mà bà rất tâm huyết bởi khi đề tài được ứng dụng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Sau khi đề tài nghiên cứu khoa học này kết thúc, người dân ở các xã thuộc phạm vi đề tài đã tiếp tục ứng dụng và mở rộng diện tích sản xuất. Tiêu biểu như sản phẩm lúa nếp Ong từ việc sản xuất trên 40 ha lúc đầu thì hiện nay nông dân huyện Trùng Khánh đã mở rộng diện tích lên gần 200ha; các sản phẩm khác đều được người dân mở rộng diện tích sản xuất. Điều đáng mừng, tất cả các sản phẩm trong phạm vi đề tài nghiên cứu đã bắt đầu có thương hiệu trên thị trường và mở rộng thành vùng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân…

Và trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, kỹ sư Bình cho biết, Liên hiệp Hội xác định tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức, nâng cao chất lượng, duy trì vai trò điều hòa, phối hợp hoạt động giữa Liên hiệp Hội và các Hội thành viên; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên, phát huy trí tuệ, tính năng động, sáng tạo của đội ngũ trí thức trong việc tham gia.

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu cho Liên hiệp Hội Cao Bằng

Phát  huy truyền thống yêu nước và cách mạng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho các hội viên nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ mới; tích cực tham gia thực hiện hoạt động xã hội hóa trong các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế,  bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong nhân dân, góp phần đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, đời sống; tập trung nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội; tham gia Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh; tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Với những kết quả đạt được, Liên hiệp Hội đã được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật cho 10 cá nhân; tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu cho Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng; tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân. Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 4 cá nhân. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tặng Giấy khen cho 5 tập thể, 7 cá nhân có thành tích xuất sắc.

HT.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng
Ngày 10/5/2024, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk (Hội thành viên của Liên hiệp hội tỉnh) đã tổ chức Hội nghị khởi động Dự án Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng, cải thiện sinh kế đồng bào dân tộc thiểu số xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.