Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 09/02/2015 19:00 (GMT+7)

Dưa hành trong bữa ăn ngày tết

Hành có vị cay, không độc, có tác dụng phát biểu, hòa trung, thông dương hoạt huyết, kích thích thần kinh, làm tăng tiết dịch tiêu hóa và có tính chất sát khuẩn đường ruột.

Hành thường được dùng làm gia vị trong mỗi bữa ăn hàng ngày và được chế biến thành hành muối chua theo phương pháp lên men vi sinh được gọi là dưa hành. Dưa hành có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe vì trong dưa hành có nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tốt cho việc tiêu hóa.

Nhân dân ta từ lâu đời đã biết sử dụng hành muối vào mỗi bữa ăn hàng ngày và đặc biệt là những bữa ăn trong ngày tết. Trong những ngày tết thường là những mâm cỗ phong phú về các loại thực phẩm, giàu về các chất đạm, mỡ, ăn vào gây khó tiêu như giò heo, thịt quay, thịt rán, bánh chưng…toàn là những thức ăn béo ngậy, hơn nữa việc ăn uống trong các ngày tết thường không được điều độ, đôi khi ăn quá nhiều so với thường ngày, vì vậy người ta mới dùng hành muối chua ăn kèm cho ngon miệng, tăng sự kích thích cho hệ tiêu hóa. Hành muối có vị chua dịu, giòn, thơm ngon hấp dẫn đánh thức vị giác của người ăn, mang đậm không khí riêng của ngày tết cổ truyền và nó đã trở thành quen thuộc trong văn hóa ẩm thực của người Việt nam.

Để có hành muối thơm ngon người ta chọn những củ hành to vừa đều nhau, đem ngâm vào nước vo gạo hòa thêm chút muối có độ mặn vừa phải, sau một ngày một đêm rồi đổ nước đi, thay lần nước nữa bằng nước lã cũng pha thêm ít muối lại  ngâm thêm một ngày, vớt hành ra cắt rễ bóc bỏ vỏ già (không bỏ cũng được) ở bên ngoài tới lớp màu trắng thì đem rửa sạch bằng nước lã có pha muối loãng, cho vào rổ để ráo nước, rồi cho vào vại để muối. Nước muối dưa hành cần được đun sôi để nước âm ấm pha muối với tỷ lệ 50g muối/1lít nước, cho thêm ít đường trắng, muốn nhanh chua cho thêm ít dấm hoặc rượu, có thể cho thêm một vài miếng củ riềng, vài quả ớt. Nước cần được đổ ngập trên mặt hành độ một phân, phía trên dùng vải gài chặt rồi lấy vật nặng (thường là hòn đá) đè lên trên. 

Thời gian đủ để làm hành chua không còn mùi hăng, cay là tùy thuộc vào thời tiết hay cách thức muối như không bóc bỏ vỏ ngoài, không cho thêm dấm hay rượu, trời lạnh giá hành muối chua được có khi phải mất hàng tháng. Hành chua có thể bảo quản sử dụng trong vài tháng bằng cách ăn đến đâu lấy đến đó, luôn luôn giữ hành được ngâm trong nước nếu lấy hành ra khỏi nước muối của hành thì hành sẽ bị thâm và dễ bị ủng, ăn không còn thơm ngon và giòn nữa.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…