Đưa công nghệ gen vào giám định hài cốt liệt sĩ
Việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của nước ta được tiến hành một cách có tổ chức nhờ các đội công tác quy tập và tự phát và nhờ sự nỗ lực phi thường của nhiều cựu chiến binh, đồng đội cũ. Hàng chục nghìn bộ hài cốt từ khắp các chiến trường trong và ngoài nước cũng đã được quy tập về các nghĩa trang liệt sĩ. Tuy nhiên việc giám định tên cho các bộ hài cốt đó còn gặp khá nhiều khó khăn do thiếu hoặc thất lạc thông tin trong hồ sơ và trên bia mộ... Khoa học và nhân tâm con người đã cho ra đời nhiều phương pháp giám định tìm tên cho liệt sĩ. Nhiều năm qua chúng ta mới chỉ biết dựa vào hai phương pháp đáng tin cậy là: giám định hình thái xương do Viện Pháp y quân đội thực hiện và giám định qua di vật do Bảo tàng Quân khu 4 tiến hành.
Còn rất nhiều mộ liệt sĩ vô danh ở nghĩa trang Trường Sơn |
Đến nay toàn bộ kỹ thuật giám định gen hài cốt liệt sĩ đã được Viện Công nghệ sinh học (thuộc Viện Khoa học vàCông nghệ Việt Nam) hoàn thiện bao gồm việc thu và bảo quản mẫu, tách chiết ADN, nhân bản và tách dòng gen, xác định trình tự gen bằng các thiết bị hiện đại của phòng thí nghiệm trọng điểm về côngnghệ gen của Viện Công nghệ sinh học và lập phả hệ bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Sau 18 tháng xây dựng và hoàn thiện, kỹ thuật giám định gen đã được thực hiện trên bảy phả hệ cụ thể, giảimã hàng trăm dòng gen và đang hình thành một ngân hàng dữ liệu chuyên dụng.
Vậy muốn tiến hành giám định gen phải cần chuẩn bị những gì? Trước hết cần có mẫu hài cốt cần giámđịnh, mẫu chỉ cần là một chiếc răng vì trong đó ADN được lưu giữ tốt nhất hoặc một mẫu xương nhỏ. Để so sánh và lập phả hệ cần có mẫu máu của thân nhân liệt sĩ, thuận lợi nhất phải là máu của nhữngngười thân có quan hệ đằng mẹ (mẹ đẻ, cậu, cô và các con cô, anh chị em cùng mẹ và các con của chị em gái). Lượng mẫu máu chỉ cần vài giọt đến cao nhất 1 cc. Cũng chính vì những lý do nêu trên mà kểtừ khi triển khai giám định gen Viện Công nghệ sinh học đã tìm đến và mời Thiếu tá Nguyễn Thị Tiến, Bảo tàng Quân khu 4, sau khi chị xuất hiện trên "Chương trình Những người đương thời" làm cộng tácviên khoa học để hoàn tất việc chuẩn bị mẫu và hồ sơ phả hệ cho công tác giám định.
Một cơ quan cũng bắt đầu cộng tác với Viện Công nghệ sinh học rất hiệu quả là Viện Pháp y quân độivới nhiều kinh nghiệm trong giám định hình thái xương, viện sẽ cung cấp mẫu của nhiều trường hợp cần giám định mà phương pháp hình thái không giải quyết được. Thành công nổi bật nhất là việc giámđịnh gen của liệt sĩ Hà Văn Tính mà bia mộ đã ghi nhầm quê Ninh Giang, Hưng Yên thành quê Ninh Bình. Vừa mới đây, Viện Công nghệ sinh học đã ký văn bản thỏa thuận việc chuyển giao công nghệ và đàotạo nhân lực cho Viện Pháp y quân đội để trong tương lai Viện Pháp y quân đội có thể trực tiếp tiến hành được kỹ thuật này.
Với những thành công này, cần đưa công nghệ giám định gen để giải quyết hàng chục nghìn trường hợpđang tìm hài cốt liệt sĩ. Vậy khả năng của giám định gen làm được đến đâu? Trước mắt nếu hội đủ các điều kiện nêu trên, có mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu máu thân nhân là tiến hành được. Còn về lâu dàicông việc giám định sẽ được tổ chức như sau: Tất cả các mẫu hài cốt liệt sĩ vô danh hoặc còn nghi vấn đều được phân tích và lưu vào ngân hàng dữ liệu, kèm theo các thông tin có được về nơi tìm thấyvà các thông tin còn lưu trong sổ sách. Cùng với việc đó các gia đình có liệt sĩ mất tích sẽ kê khai thông tin, cung cấp mẫu máu để phân tích, nguồn thông tin này cũng được lưu giữ vào ngân hàng dữliệu. Máy tính chuyên dụng sẽ so sánh để tìm ra hài cốt nào là thuộc phả hệ nào. Quy mô càng lớn thì việc tìm được tên cho liệt sĩ càng cao. Đây là một việc làm hoàn toàn khả thi mà các nước có nềnkhoa học tiên tiến vẫn đang làm. Tuy nhiên cần có một đề án và cơ quan chuyên trách. Trước mắt xin đề nghị các đội quy tập khi phát hiện được hài cốt liệt sĩ vô danh thì nên tách một phần di hài(răng hoặc xương) và bảo quản mẫu trong một lọ nhỏ nút kín, được chôn cùng hài cốt, nhưng khi cần có thể khai quật để phân tích, nếu không với thời gian hài cốt sẽ bị phân hủy hết. Đó cũng là mộtviệc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã hy sinh và hướng tới tương lai để con cháu vẫn có dịp tiến hành các phân tích nếu thế hệ chúng ta hôm nay chưa làm hết được!
Mọi thông tin chi tiết khi cần liên lạc về địa chỉ: Viện công nghệ sinh học, số 18, đường Hoàng QuốcViệt, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (04) 7564691 hoặc (04) 8362599.
Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày14/6/2003.