Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 02/04/2005 17:50 (GMT+7)

Động vật cười - chuyện thật không đùa

Nhiều loài vật có cách cười riêng của chúng, nhà nghiên cứu Mỹ Jaak Panksepp thông báo như vậy trên tạp chí Science. Theo ông, các loài cũng bộc lộ những âm thanh tương ứng với tiếng cười sảng khoái của con người.

Nó bao gồm những tiếng đập ngực thình thịch mà tinh tinh và chó phát ra khi chơi đùa, những tiếng rúc ở chuột. Điều này cho thấy tiếng cười có thể là một phản ứng tình cảm rất cổ điển, xuất hiện trước sự tiến hoá của loài người, Panksepp cho biết. Và cũng có thể con người đã bật ra những âm thanh tươi vui này trước cả khi biết nói.

Giáo sư Panksepp, Đại học Bowling Green, bang Ohio, Mỹ, giải thích rằng những sợi thần kinh chi phối tiếng cười tồn tại trong một vùng "nguyên thuỷ" của não chúng ta - một vùng cũng bắt gặp trên hầu hết các loài động vật khác.

Những chú tinh tinh non chơi trò đấm ngực khi chúng vờn và cù nhau. Còn khi chuột thư giãn, chúng phát ra những tiếng rúc mà một số nhà khoa học coi là những biểu hiện tình cảm tích cực. Khi chuột bị cù trêu, chúng trở nên gắn bó hơn với con người và mong muốn được tiếp tục làm vậy.

"Mặc dù chưa có ai điều tra khả năng hài hước ở chuột, nhưng nó chắc chắn tồn tại, và liên quan mật thiết với những trò đùa vui nhộn", Panksepp viết. Các nhà nghiên cứu khác thường cho rằng tiếng cười và sự đùa vui là đặc điểm chỉ có ở người.
                                                Theo vnexpress.net 02/04/05

Cười không phải là đặc quyền của con người.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.