Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/02/2020 17:44 (GMT+7)

Dòng sản phẩm PIC® MCU mới với giải pháp có hiệu năng cao

Trong thiết kế hệ thống dựa trên bộ vi điều khiển (microcontroller - MCU), phần mềm thường là nút thắt/điểm gây tắc nghẽn cả về thời gian đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường và hiệu năng hệ thống. Bằng cách chuyển nhiều tác vụ xử lý từ phần mềm sang phần cứng, dòng sn phm PIC18-Q43 family thế hệ mới của Microchip Technology Inc.’s (Nasdaq: MCHP) đưa các giải pháp có hiệu năng cao hơn ra thị trường một cách nhanh chóng hơn.

Hình ảnh Chip (ảnh st)Hình ảnh Chip (ảnh st)

Tổ hợp thiết bị ngoại vi của dòng sản phẩm này mang đến cho người dùng thông tin chi tiết hơn và tính đơn giản cao hơn khi tạo ra các chức năng dựa trên phần cứng tùy biến với các công cụ phát triển dễ sử dụng.

Các thiết bị ngoại vi có thể cấu hình được kết nối một cách thông minh để cho phép chia sẻ dữ liệu, các tín hiệu đầu vào logic hoặc tín hiệu analog với độ trễ gần như bằng không mà không cần phải bổ sung thêm mã phần mềm nhằm cải thiện khả năng đáp ứng của hệ thống, rất phù hợp với nhiều ứng dụng kết nối và điều khiển thời gian thực, bao gồm cả các thiết bị gia dụng, các hệ thống an ninh bảo mật, điều khiển mô-tơ và điều khiển công nghiệp, chiếu sáng và Internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), dòng sản phẩm PIC18-Q43 giúp thu nhỏ không gian trên bo mạch, danh mục thiết bị (Bill of Materials - BoM), chi phí tổng thể và thời gian đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường.

Các thiết bị ngoại vi độc lập chính (Core Independent Peripherals - CIP) là những thiết bị ngoại vi được thiết kế với nhiều tính năng bổ sung thêm để xử lý nhiều tác vụ khác nhau mà không cần đến sự tham gia của bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU). Với các CIP như là bộ định thời (timer), đầu ra điều chế độ rộng xung (Pulse Width Modulation - PWM) được đơn giản hóa, CLC, các bộ chuyển đổi analog-số với năng lực tính toán (Analog to Digital Converter with Computation - ADCC), các cổng nối tiếp, vv..., dòng sản phẩm này được thiết kế để giúp các nhà phát triển dễ dàng tùy biến các cấu hình thiết kế cụ thể của mình. CLC cung cấp lô-gic có thể lập trình được để có thể hoạt động bên ngoài giới hạn tốc độ của việc thực thi bằng phần mềm, qua đó mang đến cho khách hàng khả năng tùy biến các tham số như tạo sóng, đo lường tín hiệu định thời, vv... Các CLC có thể là lô-gic "gắn kết" để kết nối các thiết bị ngoại vi on-chip phục vụ việc tùy biến phần cứng với mức độ dễ dàng chưa từng thấy.

 Các giao diện truyền thông độc lập với lõi xử lý của giải pháp, bao gồm cả UART, SPI và I2C, cung cấp những khối cấu thành linh hoạt, dễ sử dụng cho các nhà phát triển đang có mong muốn tạo ra một thiết bị được tùy biến, trong khi việc bổ sung thêm nhiều kênh DMA và quản lý ngắt (interrupt management) giúp tăng tốc độ kiểm soát thời gian thực bằng các vòng lặp phần mềm đã được đơn giản hóa.

Với bộ công cụ phát  triển toàn diện của Microchip, người dùng có thể nhanh chóng và dễ dàng tạo ra mã ứng dụng và tùy biến các tổ hợp CIP trong một môi trường giao diện người dùng đồ họa (graphical user interface - GUI). Ngoài ra, dòng sản phẩm này có thể hoạt động với điện áp lên tới 5V để tăng khả năng xử lý tạp âm và cho phép khách hàng kết nối với nhiều loại cảm biến khác nhau.

Sơ đồ khối (ảnh st)

“Dòng sản phẩm PIC18-Q43 cung cấp các CIP với khả năng thực hiện nhiều chức năng và thậm chí là cả các vòng lặp điều khiển được thực hiện trên phần cứng on-chip có thể tùy biến,” ông Greg Robinson, phó chủ tịch phụ trách marketing bộ phận kinh doanh bộ vi điều khiển 8-bit của Microchip phát biểu. “Với sự kết hợp các CIP linh hoạt và mức độ tích hợp analog cao, người dùng sẽ rút ngắn đáng kể thời gian phát triển và nâng cao hiệu năng hệ thống bằng cách tự động hóa các hoạt động điều khiển dạng sóng, tín hiệu định thời và đo lường cũng như là các chức năng lô-gic.”

Các công cụ phát triển

Dòng sản phẩm PIC18-Q43 được hỗ trợ bởi các môi trường IDE MPLAB® X IDE và MPLAB Xpress và MPLAB Code Configurator (MCC) của Microchip - một plug-in phần mềm miễn phí với khả năng cung cấp giao diện đồ họa để cấu hình các thiết bị ngoại vi và chức năng cụ thể của một ứng dụng. Giải pháp còn được hỗ trợ bởi PIC18F57Q43 Curiosity Nano board - một board phát triển giải pháp nhỏ gọn, có hiệu quả về mặt chi phí với các năng lực lập trình và soát lỗi. 

Sự sẵn sàng của sản phẩm

Dòng sản phảm PIC18-Q43 có nhiều lựa chọn về dung lượng bộ nhớ, cách đóng gói và mức giá để phù hợp với nhiều loại nhu cầu ứng dụng khác nhau. Tất cả mọi sản phẩm đều sẵn sàng cho sản xuất và dùng thử với số lượng lớn theo nhiều hình thức đóng gói khác nhau.

Bài:VN

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.