Diễn đàn khoa học: Phương pháp dạy và học tiếng Anh nhanh BBST
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn khoa học “Phương pháp dạy và học tiếng Anh nhanh BBST để hội nhập quốc tế trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0”. TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì diễn đàn.

TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, phương pháp học tiếng Anh siêu tốc BBST (Bionics – Biological Sensors – Time logic) về mặt ưu điểm cho thấy, chỉ sau một buổi lên lớp đã nắm được cách dùng 18 thì của động từ; từ đó dễ dàng nắm vững toàn bộ hệ thống ngữ pháp tiếng Anh; Chỉ với vốn từ khoảng 500 và một sơ đò đơn giản đã tạo ra được 5.000 câu nói hay dùng; Tự tin trong nói, viết, đọc, dịch; Chỉ với một sơ đồ đơn giản và 1.000 từ trong một tuần; Học mọi lúc mọi nơi trên điện thoại di động, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo; Chỉ sau 3 tháng đã có thể làm việc được với người nước ngoài.., công nghệ học tiếng Anh siêu cấp BBST được xem như một phương pháp dạy và học tiếng Anh tối ưu hiện nay.
Chính vì vậy, tại diễn đàn này, TS Tân mong muốn các đại biểu thảo luận và góp ý tập trung ở các nội dung như thực trạng dạy và học ngoại ngữ ở nước ta. Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học ngoại ngữ của người Việt nam trong thời gian tới; Các phương pháp dạy và học ngoại ngữ ở nước ta hiện nay. Khó khăn , bất cập; Phương pháp và học Anh văn siêu tốc BBST có phù hợp với Việt Nam giai đoạn hiện nay không; Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy và học Anh văn siêu tốc BBST.
Theo ý kiến của TS Nguyễn Trọng Giao – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển KHCN cao UIA, thuộc Liên hiệp Hội VIệt Nam cho biết, hiện nay dạy và học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả là một vấn đề đã và còn được tranh cãi rất nhiều ở Việt Nam. Không ai biết được cuộc tranh luận này bao giờ mới kết thúc, nhưng một thực tế đáng buồn mà ai cũng có thể nhìn thấy là: sau sáu bảy năm học tiếng Anh ở phổ thông, ba bốn năm ở bậc đại học, cao đẳng,.. rất nhiều con em chúng ta vẫn không giao tiếp được với người nước ngoài bằng tiếng Anh, vẫn chưa tự tin khi viết, dù chỉ là một bức thư ngắn. Rất nhiều giáo viên tiếng Anh đã từng đứng lớp nhiều năm vẫn không đạt chuẩn nghe nói theo yêu cầu của Bộ GD ĐT, vẫn ngại giao tiếp với người nước ngoài.
TS Nguyễn Trọng Giao – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển KHCN cao UIA, thuộc Liên hiệp Hội VIệt Nam
Cũng theo TS Giao cho biết, phương pháp học tiếng Anh nhanh BBST được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận sau: Dùng nguyên lý “Lôgic thời gian” và “ Ngôn ngữ đối chiếu” thay cho phương pháp tình huống truyền thống để giúp người Việt nhanh chóng nắm vững hệ thống ngữ pháp tiếng Anh; Kết hợp nguyên lý “ Tần suất sử dụng cao “ với nguyên lý “ Lôgic thời gian” để người học nhanh chóng sử dụng được tiếng Anh; Học nghe nói theo nguyên lý “ Bionics” (Bắt chước thiên nhiên : bắt chước cách học nghe nói tiếng mẹ đẻ của trẻ em) . Đây là phương pháp học nghe nói tốt nhất đã được tất cả các nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới thừa nhận. Các phương pháp tiệm cần là : Phản xạ, Conlen, GTI,…
Ngoài ra, theo TS Giao cho biết thêm, kết hợp nguyên lý “ Bionics” với việc nghiên cứu bản chất vật lý của thông tin ngôn ngữ, cơ chế tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, truy cập, tái hiện các thông tin ngôn ngữ của não và những quy luật chi phối các quá trình này để tạo ra cách dạy và cách học hiệu quả nhất.
Tận dụng tối đa sự tiến bộ của công nghệ thông tin, công nghê phần mềm ( đặc biệt là các phần mềm tổng hợp âm thanh hiện đại ), máy tính, điên thoại di động , …để người học có thể học mọi lúc, mọi nơi ( không tốn phí điện thoại ) với các giọng chuẩn Mỹ, Anh, Úc,…..và nguồn dữ liệu vô cùng phong phú, để giáo viên Việt ở mọi miền Bắc ,Trung, Nam đều có thể dạy tiếng Anh với các giọng bản ngữ chuẩn, TS Giao cho biết.
Theo ý kiến của Thạc sỹ Nguyễn Quý Tâm – Giảng viên chính, khoa Anh, Đại học Hà Nội cho biết, để sử dụng được một ngoại ngữ, ít nhất chúng ta cũng cần có một lượng từ đủ dùng và nắm vững quy luật ngữ pháp của ngôn ngữ đó để có thể tạo ra những lời nói, câu viết chuẩn xác. Học ngữ pháp dễ hay khó tùy thuộc vào sự giống nhau hay khác nhau giữa ngôn ngữ xuất phát (tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ mục đích (ngoại ngữ). Người Việt không gặp khó khăn gì nhiều khi học ngữ pháp tiếng Trung Quốc , nhưng rất vất vả để sử dụng thành thạo sáu cách với danh từ tiếng Nga, cách chia và phối hợp thời thể của động từ tiếng Pháp. Đối với người Việt, những khó khăn gặp phải khi học ngữ pháp tiếng Anh thường là những vấn đề có liên quan đến cách dùng động từ, giới từ và cấu trúc ngữ pháp (Cách dùng 18 thì chủ động, cách dùng 15 thì bị động, động từ trong văn kể lại, cách đặt câu hỏi và trả lời,…).
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến như đối với việc học, cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc lập. Đặc biệt, với học sinh sinh viên và người lao động trong tương lai cần thay đổi suy nghĩ: học một lần cho cả đời bằng việc học cả đời để làm việc cả đời.
Phương pháp giáo dục cũng phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong việc tổ chức giáo dục qua internet. Qua đó, hình thức giáo dục sẽ linh hoạt về thời gian, không gian, phù hợp với điều kiện và nhu cầu cá nhân phát triển tiếng Anh hay sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép người dạy có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học.
Các đại biểu góp ý kiến tại Diễn đàn