Diễn đàn Đối tác EU năm 2024
Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên minh Châu Âu (EU) tháng 10 năm 1990, Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác chính của Liên minh châu Âu trong khu vực, với số lượng thỏa thuận cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á (bao gồm EVFTA và JETP).
Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam Jullien Guerrier phát biểu
Sáng 12/6 tại Hà Nội, Liên minh Châu Âu (EU) đã tổ chức Diễn đàn Đối tác EU năm 2024. Tham dự Diễn đàn có Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam Jullien Guerrier; Phó Chủ tịch Vusta Phạm Ngọc Linh.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Vusta Phạm Ngọc Linh đã đánh giá cao EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam, là một trong những bên đầu tư vốn FDI, cung cấp nguồn vốn viện trợ ODA lớn trong nhiều năm qua. Với Vusta, Liên minh Châu Âu cũng là một trong những đối tác quan trọng, đã có nhiều hợp tác trong những năm qua như phối hợp tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long năm 2021. Trong nhiều năm qua, Liên minh Châu Âu cũng đã hỗ trợ nhiều chương trình viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức cho các tổ chức KHCN ngoài công lập của Vusta
Phó Chủ tịch Vusta Phạm Ngọc Linh phát biểu
Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh ghi nhận việc EU tổ chức Diễn đàn đối tác thường niên từ năm 2016. Đây là diễn đàn để các đối tác của EU, từ các cơ quan, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức KHCN ngoài công lập đến các tổ chức quốc tế trao đổi, chia sẻ thông tin, đề xuất các mô hình hợp tác bền chặt và hiệu quả nữa. Với vai trò là cơ quan chủ quản, trong hai năm qua, Vusta đã xây dựng và hoàn thiện các bộ Quy chế, quy trình nhằm cụ thể hoá các quy định liên quan của Nhà nước trong viêc tiếp nhận và triển khai các dự án viện trợ nước ngoài không hoàn lại. Theo ông Phạm Ngọc Linh, Vusta đã xây dựng được bộ công cụ hoàn chỉnh, từ đó giúp cho các tổ chức dễ dàng nắm bắt và tuân thủ các quy định liên quan của nhà nước. Vusta cũng thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, hội thảo với các tổ chức trực thuộc trong hệ thống, nhằm trao đổi và kịp thời tháo gỡ những khó khăn của các tổ chức trong quá trình tiếp nhận các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài, trong đó có những chương trình, dự án phối hợp với EU. Vusta đã đồng hành, hỗ trợ chặt chẽ với các tổ chức trực thuộc trong việc triển khai các dự án tại địa phương.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn
Trong thời gian tới, Vusta hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của EU đối với các tổ chức trong hệ thống; đặc biệt trong các lĩnh vực về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhân rộng các mô hình sinh kế, cải thiện điều kiện giáo dục tại một số vùng khó khăn, góp phần phát triển kinh tế -xã hội, đạt được những mục tiêu phát triẻn bền vững. Trong công tác triển khai các dự án, hai bên cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức các hoạt động chung như hội thảo chia sẻ các chương trình kêu gọi nộp đề xuất của EU, trong việc hỗ trợ các tổ chức xây dựng, thiết kế văn kiện dự án; cùng phối hợp trong công tác kiểm tra, đánh giá dự án do EU hỗ trợ cùng với các cơ quan, ban ngành khách nhau đẻ góp phần triển khai thành công, hiệu quả các dự án viện trợ nước ngoài - Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh mong muốn.
Đại biểu tham luận tại Diễn đàn
Theo Đại biểu EU tham dự Diễn đàn, đến nay các cơ sở nghiên cứu Việt Nam đã nhận được 9 dự án Horizon Europe trị giá tổng cộng 800.000 Euro để hợp tác với đối tác châu Âu. Và EU đang làm việc với các đối tác Việt Nam của chúng tôi để tạo ra cơ hội cho hợp tác nghiên cứu này. Có một số lĩnh vực chủ đề mà EU muốn khuyến khích sự tham gia của Việt Nam trong những năm tới bao gồm hợp tác nghiên cứu về nước, kinh tế vòng tròn và kinh tế sinh học.
Cam kết của EU được thể hiện qua các hành động cụ thể tại Việt Nam. Bằng việc đã tổ chức cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu và cơ sở nghiên cứu Việt Nam để kết nối, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm dưới chương trình EURAXESS của EU.
Một số đại biểu tham dự cho rằng,do tốc độ tăng trưởng thương mại song phương giữa EU và Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm qua, từ tháng 1 - tháng 9 năm 2023, thương mại hai chiều giảm -7% so với cùng kỳ năm trước (43,7 tỷ euro theo Eurostat). Xuất khẩu của Việt Nam giảm -6,8% (ước tính 35,3 tỷ euro) trong khi xuất khẩu của EU giảm -8,2% (ước tính 8,5 tỷ euro). Các con số trên chỉ ra sự điều chỉnh của mô hình thương mại của mối quan hệ thương mại song phương trong bối cảnh một tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn. Nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn cho rằng sự điều chỉnh của tốc độ tăng trưởng có thể tiếp tục trong năm 2024 trước khi trở nên ổn định và phục hồi mạnh mẽ trở lại vào năm 2025 và các năm tiếp theo.