Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 09/09/2005 15:15 (GMT+7)

Di chỉ hóa thạch thể hiện chu trình đa dạng sinh học

Richard Muller, Nhà Vật lý học làm việc cho Bộ phận Vật lý của Phòng thí nghiệm Berkeley và Khoa Vật lý của Đại học Califocnia cho biết, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy một tín hiệu thực tế và rất rõ về việc lịch sử sự sống trên Trái đất đã được hình thành bởi chu trình 62 triệu năm, tuy nhiên không có một lý thuyết tiến hóa hiện thời nào đề cập đến điều này. Tín hiệu này thể hiện rất rõ trong đa dạng sinh học, và cũng có thể nhận thấy trong những sự tuyệt chủng và xuất hiện.

Muller và nghiên cứu sinh Rohde phát hiện thấy chu trình đa dạng của hóa thạch 62 triệu năm sau khi tạo lập trên máy tính phiên bản của cơ sở dữ liệu toàn diện do Jack Sepkoski, Nhà Cổ sinh học thuộc Đại học Chicago , tập hợp. Cơ sở dữ liệu với tên Khái quát về Giống của Động vật biển Hóa thạch, được công bố sau khi Sepkoski mất, là dữ liệu tham khảo đầy đủ nhất về nghiên cứu đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng. Cơ sở dữ liệu bao gồm liên giới loài rõ nguồn trong nửa tỷ năm qua, trong quá trình đó sinh vật đa bào để lại nhiều hóa thạch trong đá; sử dụng các giống, là cấp trên loài trong phân loại sinh vật, vì sự phân loại giống hoàn chỉnh hơn và ít khi phải xét lại như sự phân loại loài; và chỉ bao gồm các hóa thạch ở biển vì các di chỉ này có tuổi lâu hơn và được bảo quản tốt hơn so với di chỉ hóa thạch trên đất liền.

Muller cho rằng có cơ chế vật lý thiên văn thúc đẩy trong chu trình 62 triệu năm. Theo Muller, các sao chổi có thể bị làm nhiễu quỹ đạo từ đám mây Oort khi đi qua Hệ Mặt trời theo chu kỳ xuyên qua các đám mây phân tử, các nhánh của ngân hà hoặc một cấu trúc nào đó có ảnh hưởng trọng lực mạnh. Tuy nhiên, không có bằng chứng, ngay cả khi giả định rằng có một cấu trúc như vậy tồn tại. Rohde lại cho rằng có động lực địa vật lý, có thể là sự phun trào mạnh của núi lửa được kích hoạt bởi sự bốc của các plume lên bề mặt Trái đất. Plume là sự phình lên của vật liệu nóng ở gần tâm của Trái đất, mà các nhà khoa học tin rằng có tiềm năng xảy ra theo chu kỳ. Theo Rohde, cứ 62 triệu năm Trái đất lại giải phóng ra một lượng nhiệt ở dạng hình thành plume và khi các plume này lên tới bề mặt chúng sẽ tạo ra một giai đoạn hiện tượng núi lửa tràn ngập. Hiện tượng núi lửa này chắc chắn có tiềm năng gây ra sự tuyệt chủng, tuy nhiên, hiện nay không đủ bằng chứng địa chất để biết các loại bazan ngập tràn hoặc plume đã tái diễn với tần số phù hợp không.

Trong khi kiểm tra các kết quả của mình, Muller và Rohde đã nhận thấy chu trình đa dạng của hóa thạch rõ nhất khi nghiên cứu các giống sống ngắn (các giống đã sống sót chưa đến 45 triệu năm). Họ cũng nhận thấy một số sinh vật tỏ ra miễn dịch với chu kỳ, trong khi một số khác lại đặc biệt mẫn cảm. Ví dụ, san hô, bọt biển, động vật chân khớp, lớp Bộ ba thùy theo chu kỳ này, nhưng cá, mực và ốc sên lại không theo chu kỳ. Nói chung, các giống sống lâu đa dạng và phổ biến hơn có cơ hội qua được chu kỳ 62 triệu năm tốt hơn.

Muller và Rohde cũng nhận thấy một chu trình đa dạng thứ hai, nhưng không rõ bằng, là chu trình 140 triệu năm. Theo Muller, chu trình 140 triệu năm cũng rõ, nhưng các nhà nghiên cứu chỉ nhận thấy có bốn sự dao động được ghi lại trong di chỉ 542 triệu năm của chúng ta. Điều này có nghĩa là một số cơ hội có thể chỉ là ngẫu nhiên, mà không phải được thúc đẩy bởi động lực bên ngoài. Theo Rohde, nếu điều này đúng, chu trình đa dạng hóa thạch 140 triệu năm có thể liên quan đến chu trình 140 triệu năm của Kỷ Băng hà. Cũng có thể chu trình đa dạng 140 triệu năm được thúc đẩy bởi sự đi qua các nhánh của dải Ngân hà.

                           Nguồn: Sciencedaily, 2005

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.